3. Quy trình đăng ký mã FFR cho cơ sở thực phẩm
Quy trình đăng ký mã số FFR tuy không quá phức tạp. Nhưng đòi hỏi doanh nghiệp cần nắm rõ các
bước và chuẩn bị đầy đủ thông tin cần thiết. Quy trình đăng ký FFR cũng chính là quy trình đăng ký cơ
sở thực phẩm với FDA. Doanh nghiệp cần:
Bước 1: Chuẩn bị thông tin cơ sở
Tên doanh nghiệp, địa chỉ, số điện thoại, email (của người đại diện làm việc với FDA)
Mô tả về loại hình hoạt động.
Nhãn sản phẩm
Danh sách sản phẩm thực phẩm.
Tên và thông tin người đại diện tại Mỹ (U.S. Agent) — bắt buộc đối với cơ sở ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ.
Nếu sử dụng dịch vụ hỗ trợ của UCC Việt Nam. Doanh nghiệp chỉ cần cung cấp các thông tin trên.
Sau 7-10 ngày, UCC sẽ gửi doanh nghiệp mã số FFR để có thể xuất khẩu. Kèm theo đó là chứng nhận
được cấp gửi US Agent. Xác minh rằng doanh nghiệp đã đăng ký thành công chứng nhận FDA thực
phẩm tại UCC Việt Nam.
Bước 2: Truy cập hệ thống FURLS
FDA sử dụng hệ thống FIS để doanh nghiệp thực hiện đăng ký trực tuyến. Doanh nghiệp cần tạo tài
khoản, khai báo thông tin và nộp đơn đăng ký mã FFR tại đây.
Bước 3: Cung cấp mã xác nhận từ U.S. Agent
Quy trình đăng ký
Quy trình đăng ký
Với các cơ sở nước ngoài, FDA yêu cầu phải có đại diện tại Mỹ. Người này cần xác nhận rằng họ
đồng ý đại diện cho cơ sở. Thư xác nhận (confirmation) từ U.S. Agent là điều kiện bắt buộc để hoàn
tất hồ sơ.
Bước 4: Nhận Food Facility Registration Number
Sau khi FDA xác nhận thông tin hợp lệ, doanh nghiệp sẽ được cấp một mã số FFR FDA. Mã này sẽ
dùng trong tất cả các hoạt động xuất khẩu, đăng ký sản phẩm, khai báo lô hàng về sau.
Đăng ký mã FFR không có phí nộp hồ sơ. Tuy nhiên, chi phí có thể phát sinh từ việc thuê đơn vị đại
diện, tư vấn hoặc hỗ trợ thủ tục chuyên môn. Doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp với các chuyên gia
của UCC Việt Nam để có thể nhận được báo giá cụ thể.
Kể từ năm 2020, FDA yêu cầu cung cấp Mã định danh cơ sở duy nhất (Mã định danh cơ sở duy nhất –
UFI). Hiện tại là số DUNS do Dun & Bradstreet cấp. Nếu số DUNS không khớp với cơ sở dữ liệu địa
chỉ, thì việc đăng ký có thể bị hủy bỏ. Điều này đã được FDA tăng cường kiểm tra từ năm 2023.
4. Đăng ký mã FFR (Food Facility) ở đâu?
Đăng ký FFR được thực hiện trực tuyến qua hệ thống FIS của FDA tại www.access.fda.gov. Tuy nhiên,
để đảm bảo tính chính xác và hợp lệ về hồ sơ. Nhiều doanh nghiệp đã chọn hợp tác với các đơn vị
chuyên nghiệp như UCC Việt Nam. Nơi có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn
chứng nhận xuất khẩu.
Ưu điểm khi sử dụng dịch vụ tại UCC Việt Nam
Liên hệ ngay với UCC Việt Nam để được chuyên gia hỗ trợ trực tiếp
Liên hệ ngay với UCC Việt Nam để được chuyên gia hỗ trợ trực tiếp
Theo thống kê của UCC Việt Nam năm 2023. Hơn 320 doanh nghiệp thực phẩm trong và ngoài nước
đã hoàn tất đăng ký cơ sở thực phẩm thông qua đơn vị, với tỷ lệ phê duyệt lần đầu lên tới 97,6%. Đây
là con số đáng khích lệ và phản ánh năng lực chuyên môn trong việc hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị
trường Mỹ.
5. Tổng kết
Việc đăng ký food facility và sở hữu mã số FFR là điều kiện bắt buộc và thiết yếu với mọi doanh nghiệp
mong muốn đưa sản phẩm thực phẩm vào thị trường Mỹ. Đây là bước quan trọng, khẳng định chất
lượng và độ tin cậy của doanh nghiệp trong mắt đối tác quốc tế.
Tuy nhiên, để quá trình đăng ký cơ sở thực phẩm được thuận lợi, nhanh chóng và hạn chế sai sót.
Doanh nghiệp nên lựa chọn những đơn vị tư vấn uy tín, hiểu rõ quy trình, nắm vững luật Mỹ và có kinh
nghiệm thực tế.
UCC Việt Nam tự hào là đối tác tin cậy trong lĩnh vực tư vấn và hỗ trợ đăng ký mã FFR FDA. Cam kết
đồng hành cùng doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng và nhiều thách thức
như Hoa Kỳ.