1. Bối cảnh
Đạo luật Hiện đại hóa An toàn Thực phẩm (Food Safety Modernization Act – FSMA). Được Tổng thống
Barack Obama ký ban hành vào ngày 4/1/2011. Đánh dấu bước cải cách toàn diện đầu tiên của ... Hoa
Kỳ trong lĩnh vực an toàn thực phẩm kể từ năm 1938. FSMA chuyển trọng tâm từ phản ứng sau khi
xảy ra sự cố sang phòng ngừa. Nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm thực phẩm ngay từ gốc. Theo Trung
tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), mỗi năm có khoảng 48 triệu người Mỹ mắc
bệnh do thực phẩm. Trong đó 128.000 người phải nhập viện và 3.000 người tử vong.
FSMA không chỉ đơn thuần là một bộ quy định. Mà là một định hướng chiến lược mang tính phòng
ngừa. Yêu cầu các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng thực phẩm – từ sản xuất, chế biến đến phân
phối – phải chủ động kiểm soát các rủi ro có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
2. Các quy tắc thực hiện
FSMA bao gồm 7 quy tắc chính (Final Rules):
1. Quy tắc kiểm soát phòng ngừa đối với thực phẩm dùng cho người: Yêu cầu cơ sở chế biến thực
phẩm phân tích mối nguy và xây dựng kế hoạch kiểm soát phòng ngừa (HARPC), giám sát nhiệt độ, vệ
sinh và kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào để đảm bảo an toàn thực phẩm.
2. Quy tắc kiểm soát phòng ngừa đối với thức ăn chăn nuôi: Quy định tương tự như thực phẩm dành
cho người. Giúp bảo vệ sức khỏe động vật.
3. Quy tắc về Chương trình xác minh nhà cung cấp nước ngoài (FSVP): Yêu cầu nhà nhập khẩu tại Mỹ
xác minh các nhà cung cấp nước ngoài tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm tương đương
FDA.
7 quy tắc của chương trình FSMA
7 quy tắc của chương trình FSMA
4. Quy tắc về An toàn sản phẩm tươi sống: Áp dụng cho nông sản tươi sống, yêu cầu vệ sinh trong
canh tác, thu hoạch, bảo quản và chế biến, ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
5. Quy tắc về Vận chuyển vệ sinh thực phẩm: Đảm bảo phương tiện vận chuyển thực phẩm sạch sẽ,
kiểm soát nhiệt độ và bảo vệ thực phẩm khỏi ô nhiễm.
6. Quy tắc về bảo vệ thực phẩm khỏi hành vi cố ý gây hại: Cơ sở thực phẩm phải xây dựng chiến lược
chống lại hành vi cố ý gây hại.
7. Quy tắc về Chứng nhận của bên thứ ba: Công nhận tổ chức chứng nhận bên thứ ba, giúp đơn giản
hóa quá trình nhập khẩu thực phẩm.
Những quy định này được đặt ra để chuyển đổi mô hình giám sát từ phản ứng sang phòng ngừa.