Nho là loại trái cây có hương vị thơm ngon, chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khoẻ. Vậy sau
sinh thường ăn nho được không?
Ăn nho sau sinh thường được không?
Đối với những trường hợp sinh ... thường, nho là một trong những loại trái cây được khuyến cáo cần
được bổ sung trong chế độ ăn hằng ngày của phụ nữ sau sinh. Ăn nho mang lại rất nhiều lợi ích
cho mẹ sau sinh, bao gồm:
Bổ sung nước cho cơ thể: nho là loại quả mọng, chứa 85% nước giúp cơ thể ổn định thân nhiệt,
thanh lọc và hỗ trợ tiêu hóa. Mẹ sau sinh thường có thể ăn trực tiếp hoặc uống nước ép nho để bổ
sung như một loại đồ uống dinh dưỡng hằng ngày.
Nâng cao sức đề kháng: ngoài chứa vitamin C giúp tăng đề kháng, nho còn chứa một số chất
chống oxy hóa khác như flavon, anthocyanins, tannin và geraniol- các dưỡng chất giúp cơ thể
nâng cao hệ miễn dịch, chống nhiễm trùng cho mẹ sau sinh. Em bé sẽ được hấp thụ một phần
các dưỡng chất này thông qua sữa mẹ.
Giảm táo bón: mẹ sau sinh thường bị táo bón nên tích cực ăn nho. Nho chứa hai thành phần quan
trọng tốt cho hệ tiêu hoá llà nước và chất xơ. Nước giúp tăng nhu động ruột, hỗ trợ cho quá trình
tiêu hoá. Mẹ bổ sung đủ chất xơ sẽ giúp nhuận tràng, giảm thiểu táo bón.
Làm đẹp da: vitamin C có khả năng kích thích cơ thể sản sinh collagen tự nhiên. Ngoài ra, lượng
vitamin E có trong nho còn giúp thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào. Mẹ ăn nho thường xuyên làn da
sẽ trở nên căng bóng, láng mịn hơn. Bên cạnh cách ăn trực tiếp hoặc uống nước ép, mẹ có thể
sử dụng nho làm mặt nạ để cải thiện làn da nhanh chóng.
Tốt cho sức khỏe xương khớp: ngoài chứa canxi, nho còn chứa kẽm, vitamin C- các dưỡng chất
có tác dụng hiệp đồng với canxi. Bởi vậy, canxi được hấp thụ dễ dàng hơn.
Mẹ bỉm cần lưu ý gì khi ăn nho?
Sau sinh thường ăn nho được không, phần viết trên đã giải đáp rõ. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn,
quá trình sử dụng cho bé mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:
Thông thường, mẹ sinh thường sau khoảng 3-4 ngày có thể bắt đầu ăn nho. Tuy nhiên, mẹ ăn nho
nên theo dõi hệ tiêu hoá của bé. Nguyên nhân bởi đối với bé có hệ tiêu hoá nhạy cảm, yếu sẽ dễ
bị tiêu chảy do nho có tính acid sẽ xảy ra quá trình lên men. Để đảm bảo an toàn sức khoẻ, mẹ
sau sinh nên ăn thử một lượng nhỏ nho trước và quan sát xem bé có bị rối loạn tiêu hoá không rồi
mới quyết định tiếp tục ăn nho.
Chọn nho rõ nguồn gốc, xuất xứ: mẹ sau sinh cần lựa chọn những chùm nho an toàn tại cơ sở uy
tín, chất lượng. Đảm bảo không mua phải nho chứa thuốc bảo quản, thuốc kích thích để không
ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi sử dụng mẹ nên rửa sạch hoặc khử khuẩn bằng nước muối
nồng độ cao hay các loại nước rửa trái cây.
Không ăn quá nhiều: nho tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên mẹ sau sinh không nên ăn quá nhiều, mẹ chỉ
nên duy trì ăn ở mức độ vừa phải từ 100 – 200 gram/ ngày.
Tránh kết hợp một số loại thực phẩm với nho: Mẹ sau sinh nên tránh ăn nho với những thực phẩm
có tình hàn khác như cá, dưa leo, các thực phẩm giàu dưỡng chất, chất béo như sữa. Mẹ khi ăn
nho cùng các loại thực phẩm này có thể khiến dạ dày bị khó chịu.
Đối tượng loét dạ dày, tiểu đường: mẹ sau sinh đang bị rối loạn tiêu hoá như kiết lị, tiêu chảy,…thì
không nên sử dụng nho bởi nho chứa hàm lượng vitamin C cao. Hơn nữa, lượng đường trong
nho là đường glucose, do đó, mẹ không nên ăn quá nhiều để kiểm soát lượng đường trong cơ
thể. Thông thường, mẹ nên ăn khoảng 8-10 quả nho mỗi ngày.
Ngoài việc ăn nho đúng cách, mẹ bỉm nên tăng cường các thực phẩm bổ dưỡng khác và chú ý bổ
sung đầy đủ các vi chất, đặc biệt là canxi, DHA, sắt chela ferr forte cho mẹ sau sinh. Cơ thể đủ
chất là yếu tố quan trọng giúp mẹ phục hồi sau sinh tốt và hỗ trợ bé có nguồn sữa mẹ luôn dồi dào
và giàu dinh dưỡng!
Qua bài viết trên, chắc hẳn các mẹ đã có đáp án cho câu hỏi “Sau sinh thường ăn nho được
không?”. Đồng thời mẹ cũng nên hiểu rõ về những lợi ích và lưu ý khi ăn nho để đảm bảo an toàn
cho sức khoẻ và tận dụng được tối đa lợi ích của loại quả này. Hy vọng những thông tin trên sẽ
giúp mẹ có thêm kiến thức để xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng khoa học sau sinh.