Tự công bố sữa tươi nội địa và sữa tươi nhập khẩu đúng quy định
Sữa tươi là một trong những sản phẩm tiêu dùng phổ biến và có yêu cầu nghiêm ngặt về chất
lượng, an toàn thực phẩm. Theo ... quy định pháp luật hiện hành, các doanh nghiệp sản xuất, kinh
doanh sữa tươi tại Việt Nam – bao gồm cả hàng nội địa và nhập khẩu. Đều phải thực hiện thủ tục
tự công bố sữa tươi trước khi đưa sản phẩm ra thị trường. Tuy nhiên, việc xác định sản phẩm
nào được phép tự công bố, sản phẩm nào bắt buộc phải đăng ký bản công bố vẫn còn gây
nhiều nhầm lẫn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ toàn bộ quy định liên quan. Từ đối tượng
áp dụng, hồ sơ, quy trình cho đến rủi ro khi vi phạm. Đồng thời giới thiệu giải pháp tối ưu từ UCC
Việt Nam.

Tự công bố sữa tươi
Tự công bố sữa tươi
Nội dung
1. Những đối tượng cần tự công bố sữa tươi
2. Thủ tục tự công bố sữa tươi
2.1. Tự công bố sữa tươi nội địa
2.2. Tự công bố sữa tươi nhập khẩu
3. Quy trình tự công bố sữa
4. Hậu quả khi vi phạm quy định về tự công bố sữa
5. Dịch vụ tự công bố sữa tươi tại UCC Việt Nam
6. Kết luận
1. Những đối tượng cần tự công bố sữa tươi
Theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực
phẩm có trách nhiệm tự công bố sữa tươi khi đưa sản phẩm ra thị trường. Tuy nhiên, không phải
tất cả sản phẩm sữa đều áp dụng hình thức tự công bố.

Cụ thể, các sản phẩm sữa nội địa hoặc nhập khẩu cần tự công bố bao gồm:

Sữa tươi thanh trùng hoặc sữa tươi tiệt trùng.
Sữa tươi đóng hộp, đóng chai không thuộc nhóm thực phẩm dinh dưỡng công thức hoặc thực
phẩm đặc thù.
Ai là người cần công bố?
Ai là người cần công bố?
Lưu ý quan trọng:
Một số sản phẩm không được tự công bố mà phải thực hiện đăng ký bản công bố sản phẩm,
bao gồm:

Sản phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi: Bao gồm cả sữa công thức
dạng bột, dạng lỏng dành cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ (từ 0–36 tháng tuổi).
Thực phẩm dinh dưỡng y học có thành phần chính là sữa tươi: Ví dụ: sữa tươi tăng cường canxi
cho người loãng xương, sữa tươi bổ sung axit amin cho người bệnh gan, thận,…
Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt có thành phần sữa tươi: Ví dụ: sữa tươi không đạm bò
cho người dị ứng, sữa dành cho vận động viên, người có bệnh lý…
Những nhóm sản phẩm nêu trên, dù là sữa tươi nội địa hay sữa tươi nhập khẩu, đều phải đăng
ký bản công bố sản phẩm và không được áp dụng hình thức tự công bố sữa tươi.

2. Thủ tục tự công bố sữa tươi
Việc tự công bố sữa tươi cần dựa vào xuất xứ sản phẩm để xác định hồ sơ, quy trình phù hợp.

2.1. Tự công bố sữa tươi nội địa
Kiểm nghiệm sản phẩm:
Doanh nghiệp cần gửi mẫu sản phẩm đến phòng kiểm nghiệm đạt ISO 17025 để thực hiện kiểm
nghiệm an toàn thực phẩm. Kết quả kiểm nghiệm phải thể hiện rõ các chỉ tiêu phù hợp với quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành.

✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về Kiểm nghiệm sản phẩm: Điều kiện bắt buộc để công bố sản
phẩm

Hồ sơ tự công bố sữa nội địa
– Bản tự công bố sản phẩm

Đảm bảo đúng theo mẫu tại Phụ lục I, Nghị định 15/2018/NĐ-CP
Có chữ ký và đóng dấu của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tự công bố.
Thủ tục tự công bố sữa tươi nội địa
Thủ tục tự công bố sữa tươi nội địa
– Phiếu kết quả kiểm nghiệm đối với sản phẩm sữa tươi

Còn hiệu lực trong vòng 12 tháng tính đến khi tự công bố.
Do phòng kiểm nghiệm được công nhận đáp ứng tiêu chuẩn hoặc được chỉ định thực hiện
Phải thể hiện đầy đủ các chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo quy định cho nhóm sản phẩm sữa.
– Nhãn sản phẩm sữa tươi hoặc mẫu nhãn sản phẩm dự kiến

Phải thể hiện đúng và đầy đủ nội dung theo quy định tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP về ghi nhãn
hàng hóa thực phẩm.
Trong trường hợp chưa có nhãn sản phẩm. Doanh nghiệp cần nộp bản dự thảo nội dung ghi
nhãn sản phẩm.
– Thông tin về doanh nghiệp tự công bố

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Mã số thuế
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (bản sao có dấu công chứng)
Lưu ý: Để quá trình tự công bố sữa tươi diễn ra nhanh chóng. Doanh nghiệp cần đảm bảo chuẩn
bị hồ sơ đúng và đủ theo quy định. Ngoài ra, sử dụng dịch vụ hỗ trợ từ UCC Việt Nam luôn sẵn
sàng giúp doanh nghiệp tư vấn về hình thức công bố, chuẩn bị hồ sơ và đại diện doanh nghiệp
nộp hồ sơ, bổ sung online (nếu cần).


2.2. Tự công bố sữa tươi nhập khẩu
Kiểm nghiệm sản phẩm:
Sữa tươi nhập khẩu cần được lấy mẫu và kiểm nghiệm tại Việt Nam. Một số trường hợp có thể
dùng kết quả kiểm nghiệm từ nước xuất khẩu nếu đáp ứng điều kiện pháp lý.

✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về Quy trình công bố sản phẩm theo Nghị định 15/2018

Hồ sơ tự công bố sữa nhập khẩu
– Bản tự công bố sản phẩm:

Đảm bảo đúng theo Mẫu số 01, Phụ lục I – Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
Điền đầy đủ thông tin sản phẩm, nhà sản xuất, đơn vị nhập khẩu.
– Phiếu kiểm nghiệm an toàn thực phẩm:

Do phòng kiểm nghiệm đạt chuẩn ISO 17025 thực hiện kiểm nghiệm.
Hiệu lực trong vòng 12 tháng.
Thể hiện đầy đủ chỉ tiêu an toàn theo quy định.
Thủ tục tự công bố sữa tươi nhập khẩu
Thủ tục tự công bố sữa tươi nhập khẩu
– Nhãn sản phẩm:

Nhãn gốc hoặc hình ảnh nhãn thực tế và bản dịch tiếng Việt đã được công chứng.
Dự thảo nhãn phụ đúng quy định nhãn hàng hóa Việt Nam.
– Giấy phép kinh doanh: Bản sao chứng thực của tổ chức/cá nhân tự công bố.

– Giấy chứng nhận ATTP: Áp dụng nếu có yêu cầu bảo quản đặc biệt hoặc tái đóng gói tại Việt
Nam.

– Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS): Bản sao chứng thực từ cơ quan nước xuất khẩu, đã
hợp pháp hóa lãnh sự, kèm bản dịch công chứng.

✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về Chứng nhận lưu hành tự do (CFS) trong công bố sản phẩm
nhập khẩu

– Tài liệu khác (nếu có): Giấy ủy quyền, COO, COA hoặc Health Certificate, các chứng nhận chất
lượng khác.

Lưu ý: Thủ tục tự công bố sữa nhập khẩu có thể phức tạp. Nhưng UCC Việt Nam luôn hỗ trợ
doanh nghiệp tối ưu quy trình. Giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, nhân lực hơn so với tự
thực hiện. Đảm bảo tuân thủ pháp luật. Liên hệ ngay!


3. Quy trình tự công bố sữa
4 bước trong quá trình tự công bố sữa tươi
4 bước trong quá trình tự công bố sữa tươi
Quy trình thực hiện tự công bố sữa tươi bao gồm các bước sau:

Chuẩn bị hồ sơ: Kiểm nghiệm sản phẩm, hoàn thiện thông tin nhãn, soạn thảo bản tự công bố
(như trên).
Gửi hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền: Đối với sản phẩm sản xuất tại địa phương nào. Hồ sơ sẽ
nộp tại Cơ quan quản lý An toàn thực phẩm, Sở Y tế tỉnh, thành phố đó, Cổng dịch vụ công hoặc
Cổng thông tin một cửa của địa phương đó.
Công bố trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc các trang thông tin điện tử của doanh
nghiệp: Sau khi nộp hồ sơ, doanh nghiệp được phép lưu hành sản phẩm ngay mà không cần
chờ phê duyệt. Nhưng doanh nghiệp sẽ phải công bố thông tin tự công bố sữa tươi lên website,
các phương tiện thông tin của doanh nghiệp và chịu trách nhiệm về các thông tin đó.
Lưu hồ sơ: Doanh nghiệp lưu trữ toàn bộ hồ sơ tự công bố trong suốt quá trình kinh doanh. Để
phục vụ thanh tra, kiểm tra khi cần.
4. Hậu quả khi vi phạm quy định về tự công bố sữa
Việc tự công bố sữa tươi không chỉ là thủ tục pháp lý bắt buộc. Mà còn là cam kết của doanh
nghiệp với người tiêu dùng về chất lượng và an toàn thực phẩm. Nếu không thực hiện đúng quy
định, doanh nghiệp có thể phải đối mặt với nhiều hệ quả nghiêm trọng:

Bị xử phạt hành chính: Theo điều 20, Nghị định 115/2018- NĐ/CP. Mức phạt có thể từ 20-50 triệu
đồng, nếu doanh nghiệp không công bố, sử dụng bản công bố không đúng quy định hoặc công
bố sai thông tin sản phẩm,
Bị thu hồi sản phẩm: Các lô sữa tươi chưa tự công bố hợp lệ nhưng đã lưu hành sẽ bị thu hồi
trên diện rộng.
Ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp: Việc vi phạm quy định công bố sản phẩm cho thấy sự thiếu
nghiêm túc trong tuân thủ pháp luật. Dễ gây mất niềm tin từ người tiêu dùng và đối tác kinh
doanh.
Tuân thủ đúng quy trình tự công bố không chỉ giúp doanh nghiệp tránh rủi ro pháp lý. Mà còn là
nền tảng vững chắc để xây dựng thương hiệu uy tín, phát triển bền vững trên thị trường.

5. Dịch vụ tự công bố sữa tươi tại UCC Việt Nam
UCC Việt Nam là đơn vị tư vấn pháp lý chuyên sâu. Với hơn 16 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực
công bố sản phẩm. Với kinh nghiệm đồng hành cùng rất nhiều doanh nghiệp trong và ngoài
nước. Chúng tôi giúp bạn hoàn tất thủ tục tự công bố sữa tươi một cách nhanh chóng, đúng quy
định.

Liên hệ ngay với UCC Việt Nam
Liên hệ ngay với UCC Việt Nam
UCC cam kết bảo mật tuyệt đối thông tin khách hàng, tối ưu chi phí thực hiện, hỗ trợ tận nơi khi
có yêu cầu. Luôn sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp trong mọi giai đoạn của tự công bố
sản phẩm. Từ chuẩn bị hồ sơ đến nộp và theo dõi kết quả trả về.

✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về Dịch vụ công bố sản phẩm- Đúng quy định, tránh rủi ro pháp lý

6. Kết luận
Tự công bố sữa tươi là thủ tục bắt buộc và quan trọng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh
ngành thực phẩm. Việc nắm rõ nhóm các sản phẩm sữa cần tự công bố, hiểu đúng yêu cầu hồ
sơ, quy trình là điều kiện tiên quyết để sản phẩm lưu hành hợp pháp.

Nếu doanh nghiệp của bạn đang gặp khó khăn trong việc chuẩn bị hồ sơ tự công bố sữa. Đừng
ngần ngại liên hệ với UCC Việt Nam để được tư vấn và hỗ trợ:

Tư vấn phân loại đúng nhóm sản phẩm cần tự công bố hay đăng ký bản công bố.
Thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm tại phòng thử nghiệm đạt chuẩn.
Soạn thảo hồ sơ đầy đủ, đúng quy định.
Đại diện nộp hồ sơ và công bố nhanh chóng, tiết kiệm thời gian.
Liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn về tự công bố thực phẩm.

UCC VIỆT NAM cung cấp dịch vụ trọn gói, chuyên nghiệp
036 790 8639
Chat Zalo UCC
Nhận báo giá

Đăng bởi jtuyettrinh1106
avatar
Giá
Liên hệ để nhận giá tốt
Điện thoại
0348295258
Địa chỉ
Quận Thanh Khê
Đà Nẵng
Bản đồ đường đi
Bạn sử dụng 2 ngón tay để có thể di chuyển bản đồ (trên thiết bị di động)
Tự công bố sữa nội địa và sữa tươi nhập khẩu đúng quy trình