Công bố sản phẩm nhập khẩu là thủ tục bắt buộc giúp hàng hóa nước ngoài được phép lưu
hành hợp pháp tại Việt Nam. Tùy vào nhóm sản phẩm nhập khẩu, doanh nghiệp cần tự công bố
sản phẩm ... hoặc đăng ký bản công bố sản phẩm. Đây là bước quan trọng để chứng minh chất
lượng, nguồn gốc rõ ràng và đáp ứng các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc tiêu chuẩn
kỹ thuật. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp gặp khó khăn khi muốn xác định loại hình công bố
hoặc chuẩn bị hồ sơ.
Công bố sản phẩm nhập khẩu
Công bố sản phẩm nhập khẩu
Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ các trường hợp cần công bố, ai là người chịu trách nhiệm thực
hiện, thành phần hồ sơ và quy trình chi tiết. Đồng thời, UCC Việt Nam cũng chia sẻ cách mà
chúng tôi hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu thủ tục, tiết kiệm thời gian và hạn chế sai sót khi công bố
sản phẩm. Nếu bạn đang gặp vướng mắc trong thủ tục pháp lý hoặc chưa rõ nên bắt đầu từ
đâu, đừng bỏ qua bài viết này.
1. Thế nào là công bố sản phẩm nhập khẩu?
Công bố sản phẩm nhập khẩu là một thủ tục pháp lý bắt buộc đối với tổ chức, cá nhân nhập
khẩu hàng hóa vào Việt Nam. Đây là bước xác nhận rằng sản phẩm đạt yêu cầu về chất lượng,
an toàn theo quy định của pháp luật Việt Nam trước khi sản phẩm được lưu thông trên thị
trường.
Căn cứ vào đặc thù sản phẩm, doanh nghiệp cần xác định rõ là thực hiện tự công bố sản phẩm
nhập khẩu hay phải thực hiện đăng ký bản công bố sản phẩm nhập khẩu theo đúng hướng dẫn
tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Việc phân biệt đúng hình thức công bố ngay từ đầu sẽ giúp doanh
nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí và tránh bị xử phạt do áp dụng sai quy định.
1.1. Căn cứ pháp lý
Căn cứ pháp lý
Căn cứ pháp lý
Các thủ tục liên quan đến công bố sản phẩm nhập khẩu được quy định tại:
Luật An toàn thực phẩm năm 2010
Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ
Các Thông tư hướng dẫn thi hành của Bộ Y tế như Thông tư 24/2019/TT-BYT
Đây là khung pháp lý quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng cho các sản phẩm lưu hành tại Việt
Nam. Đặc biệt là thực phẩm, nhóm sản phẩm có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu
dùng.
✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về Phí công bố sản phẩm năm 2025 là bao nhiêu? Cập nhật mới
nhất
1.2. Những sản phẩm nhập khẩu nào cần tự công bố?
Tự công bố sản phẩm áp dụng với các sản phẩm có nguy cơ thấp, được quy định tại Điều 4
Nghị định 15/2018. Một số ví dụ điển hình:
Nước uống, nước giải khát
Đồ hộp, bánh kẹo, thực phẩm đóng gói sẵn
Gia vị, thực phẩm khô
Các loại sữa tiệt trùng (trừ sản phẩm dành cho trẻ dưới 36 tháng tuổi)
Những sản phẩm nhập khẩu bắt buộc tự công bố
Những sản phẩm nhập khẩu bắt buộc tự công bố
Doanh nghiệp sau khi chuẩn bị hồ sơ tự công bố sẽ nộp tại cơ quan quản lý nhà nước cấp
quận/huyện hoặc sở, bộ. Sau đó tự chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm. Việc tự công bố
chỉ có hiệu lực khi đã được niêm yết công khai trên phương tiện truyền thông của doanh nghiệp
(website, bảng công khai…).
1.3. Những sản phẩm nhập khẩu nào cần đăng ký bản công bố sản phẩm?
Đối với các sản phẩm có nguy cơ cao đến sức khỏe cộng đồng. Doanh nghiệp bắt buộc phải
thực hiện đăng ký bản công bố tại Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế. Các sản phẩm này bao
gồm:
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (tên gọi khác là thực phẩm chức năng)
Sản phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dành cho chế độ ăn đặc biệt
Sữa công thức, bột ăn dặm và thực phẩm cho trẻ dưới 36 tháng tuổi
Phụ gia thực phẩm không thuộc danh mục được phép sử dụng hoặc dùng sai mục đích
4 nhóm sản phẩm nhập khẩu cần đăng ký bản công bố
4 nhóm sản phẩm nhập khẩu cần đăng ký bản công bố
Những sản phẩm này yêu cầu hồ sơ chứng minh chất lượng khắt khe hơn. Và phải được cơ
quan có thẩm quyền thẩm định trước khi đưa ra thị trường.
2. Ai là người cần thực hiện công bố sản phẩm nhập khẩu?
Chủ thể thực hiện công bố sản phẩm nhập khẩu bao gồm:
Tổ chức, cá nhân trực tiếp nhập khẩu sản phẩm
Doanh nghiệp phân phối được ủy quyền hợp pháp
Đơn vị nhập khẩu theo hình thức OEM hoặc đại lý độc quyền
Việc công bố có thể do doanh nghiệp tự thực hiện hoặc ủy quyền cho một đơn vị dịch vụ uy tín
như UCC Việt Nam. Giúp xử lý toàn bộ hồ sơ, kiểm nghiệm và nộp lên cơ quan chức năng một
cách nhanh chóng, hợp lệ.
3. Hồ sơ công bố đối với các sản phẩm nhập khẩu
Tùy theo hình thức công bố, hồ sơ có sự khác biệt:
– Nhìn chung, hồ sơ tự công bố sản phẩm nhập khẩu sẽ đơn giản hơn. Doanh nghiệp có thể
tham khảo tại:
✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về Hồ sơ tự công bố sản phẩm cần những gì?
– Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm nhập khẩu cần có:
Bản công bố sản phẩm: Được lập theo Mẫu số 2 Phụ lục 1, Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Mẫu này
có thể thay đổi tùy theo loại sản phẩm, do đó cần tham khảo quy định hiện hành.
Báo cáo kết quả kiểm nghiệm sản phẩm:
Phiếu này phải còn hiệu lực (thường là không quá 12 tháng kể từ ngày cấp).
Được cấp bởi các phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận
phù hợp với tiêu chuẩn ISO/IEC 17025.
Các chỉ tiêu kiểm nghiệm phải đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm của Bộ Y tế.
Hồ sơ công bố
Hồ sơ công bố
Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS):
CFS hoặc giấy tờ tương đương phải được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ.
CFS phải chứng minh rằng sản phẩm được phép lưu hành tự do tại nước đó.
Bằng chứng khoa học chứng minh được công dụng của sản phẩm:
Áp dụng đối với nhóm thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Có thể là bản chính hoặc bản sao kèm dấu công chứng.
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu tiêu chuẩn Thực hành sản
xuất tốt (GMP) hoặc các chứng nhận tương đương:
Áp dụng đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhập khẩu từ 01/07/2019.
Bản có dấu xác nhận của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm nhập khẩu.
4. Quy trình công bố sản phẩm nhập khẩu
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết từng bước theo Nghị định 15/2018. Trong suốt quá trình này,
UCC Việt Nam có thể đồng hành cùng doanh nghiệp. Để đảm bảo thủ tục diễn ra nhanh chóng,
đúng quy định, hạn chế tối đa phát sinh rủi ro.
4.1. Quy trình tự công bố sản phẩm nhập khẩu
Quy trình tự công bố
Quy trình tự công bố
Bước 1: Thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm (nếu cần)
Mẫu sản phẩm cần được kiểm nghiệm tại phòng được chỉ định hoặc công nhận phù hợp. Việc
chọn đúng nơi kiểm nghiệm giúp đảm bảo độ tin cậy và tiết kiệm thời gian. UCC hỗ trợ giới thiệu
phòng kiểm nghiệm uy tín, theo dõi tiến độ và hỗ trợ xử lý nếu có phát sinh.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ tự công bố sản phẩm
Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ hơ như đã kể trên. Đây là bước nền tảng quyết định hồ sơ có
được tiếp nhận nhanh hay không. UCC Việt Nam hỗ trợ doanh nghiệp rà soát tính hợp lệ của tài
liệu. Tư vấn bổ sung nếu thiếu hoặc sai định dạng, tránh bị trả hồ sơ.
Bước 3: Soạn thảo và nộp hồ sơ
Sau khi hoàn thiện, hồ sơ được nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc trên hệ thống online. UCC
Việt Nam có thể thay mặt doanh nghiệp thực hiện toàn bộ quá trình từ soạn thảo đến nộp hồ sơ
online. Giúp tiết kiệm tối đa thời gian và nguồn lực của doanh nghiệp.
Bước 4: Công bố và lưu trữ hồ sơ tự công bố
Khi hoàn tất công bố, doanh nghiệp cần đăng tải bản tự công bố trên website (nếu có). Đồng thời
lưu giữ hồ sơ để phục vụ kiểm tra hậu kiểm. UCC sẽ hướng dẫn cách thức lưu trữ đúng chuẩn
và hỗ trợ xây dựng nội dung đăng tải phù hợp. Giúp doanh nghiệp không chỉ tuân thủ quy định
pháp lý, mà còn thể hiện tính chuyên nghiệp trong mắt đối tác, khách hàng.
4.2. Quy trình đăng ký bản công bố sản phẩm nhập khẩu
Bước 1: Xác định loại hình
Việc xác định đúng loại hình sản phẩm giúp doanh nghiệp tránh đi sai hướng. Với kinh nghiệm
xử lý hàng trăm hồ sơ mỗi năm, UCC hỗ trợ phân loại sản phẩm. Từ đó tư vấn phương án công
bố phù hợp.
Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định
Chuẩn bị hồ sơ là giai đoạn khiến nhiều doanh nghiệp lúng túng do phải làm việc với đối tác
nước ngoài. UCC hỗ trợ dịch thuật, công chứng và hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu pháp lý hiện
hành.
Quy trình đăng ký bản công bố cho sản phẩm nhập khẩu
Quy trình đăng ký bản công bố cho sản phẩm nhập khẩu
Bước 3: Nộp hồ sơ tại Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế
Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc online. Trong trường hợp phát sinh yêu cầu bổ
sung hồ sơ. Nếu không xử lý kịp thời có thể kéo dài thời gian cấp phép. UCC giúp theo dõi hồ
sơ, cập nhật tiến độ từng bước và phản hồi nhanh với cơ quan chức năng nếu có yêu cầu hiệu
chỉnh.
Bước 4: Nhận kết quả đăng ký bản công bố sản phẩm
Nếu hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ nhận được xác nhận từ cơ quan chức năng. Cho phép sản
phẩm được nhập khẩu và lưu hành hợp pháp tại thị trường Việt Nam. UCC có thể thay mặt
doanh nghiệp tiếp nhận kết quả, đối chiếu thông tin và bàn giao hồ sơ hoàn thiện. Đồng thời,
chúng tôi tư vấn các bước tiếp theo như dán nhãn phụ, đăng ký mã số mã vạch hay công bố nội
dung trên kênh truyền thông.
✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về Hướng dẫn tra cứu công bố sản phẩm Online tại Hồ Chí Minh
5. Một số thắc mắc thường gặp
Có cần kiểm nghiệm lại sản phẩm nếu nhập nhiều lô hàng khác nhau?
Có. Nếu thành phần, công thức, quy cách sản phẩm không thay đổi và còn trong thời hạn hiệu
lực của phiếu kiểm nghiệm (thường 12 tháng), doanh nghiệp có thể sử dụng lại kết quả kiểm
nghiệm. Tuy nhiên, nếu có thay đổi hoặc hết hạn, cần kiểm nghiệm lại để đảm bảo tính pháp lý.
Trường hợp sản phẩm nhập khẩu chỉ phân phối nội bộ (không bán thương mại) có cần công bố
không?
Không cần. Nếu sản phẩm chỉ dùng trong phạm vi nội bộ, không lưu thông thương mại trên thị
trường, doanh nghiệp không bắt buộc phải thực hiện tự công bố hay đăng ký bản công bố. Tuy
nhiên, nên có tài liệu nội bộ chứng minh mục đích sử dụng để tránh rủi ro khi bị kiểm tra.
Có thể nộp hồ sơ công bố sản phẩm nhập khẩu qua mạng không?
Có. Doanh nghiệp có thể thực hiện công bố qua Hệ thống một cửa quốc gia hoặc cổng thông tin
của cơ quan chức năng địa phương (tuỳ loại sản phẩm và địa bàn quản lý). Việc nộp online giúp
tiết kiệm thời gian, giảm chi phí và thuận tiện tra cứu thông tin khi cần.
Nếu thay đổi bao bì hoặc tên sản phẩm thì có cần công bố lại không?
Có. Mọi thay đổi về tên sản phẩm, nhãn mác, thành phần, nhà sản xuất, xuất xứ đều được xem
là thay đổi căn bản và doanh nghiệp phải tiến hành công bố lại. Nếu không cập nhật kịp thời, hồ
sơ công bố cũ sẽ không còn giá trị pháp lý.
6. Kết luận
Quy trình công bố sản phẩm nhập khẩu là bước quan trọng. Giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm
ra thị trường một cách hợp pháp và bền vững. Tùy theo tính chất sản phẩm, doanh nghiệp cần
nắm rõ nên tự công bố hay đăng ký bản công bố để tránh nhầm lẫn, vi phạm quy định.
Với kinh nghiệm thực tế từ hàng trăm hồ sơ mỗi năm. UCC Việt Nam cam kết đồng hành cùng
doanh nghiệp trong suốt quá trình công bố sản phẩm nhập khẩu. Từ tư vấn đến nộp hồ sơ, giúp
tiết kiệm thời gian, chi phí và tránh mọi rủi ro pháp lý.
Mọi thông tin cần hỗ trợ, quý khách hàng vui lòng liên hệ UCC VIỆT NAM qua:
Hotline 036 7908639 email admin@ucc.com.vn để được nhân viên hỗ trợ tốt nhất!
✍ Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về Dịch vụ công bố sản phẩm- Đúng quy định, tránh rủi ro pháp lý