Một trong số những phương pháp thẩm mỹ được đánh giá cao nhất hiện nay chính là bọc sứ. Tuy
nhiên nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ về quá trình bọc răng sứ diễn ra như thế nào? Bọc
răng ... sứ có phải mài không? Câu trả lời mà bạn đang tìm kiếm sẽ có trong bài viết dưới đây.
Phương pháp bọc răng sứ là gì? Bọc răng sứ có phải mài không?
Bọc răng sứ là một phương pháp phục hình nha khoa được áp dụng phổ biến hiện nay. Đây là
một trong số kỹ thuật thẩm mỹ răng được nhiều người chọn lựa để khắc phục những khiếm
khuyết răng miệng như:
Răng gãy vỡ, sứt mẻ
Răng thưa, hở kẽ
Men răng bị bong tróc
Răng ngả màu, ố vàng
Răng sâu nặng
Răng khấp khểnh, lệch lạc…
Ngoài ra phương pháp bọc sứ đem lại tính thẩm mỹ cao, khả năng ăn nhai cũng sẽ được phục hồi
tốt. Do đó nếu muốn sở hữu một hàm răng trắng sáng, hoàn hảo chắc chắn bọc sứ là sự lựa chọn
bạn không thể bỏ qua. Khi thực hiện phương pháp bọc sứ, bác sĩ sẽ chụp mão sứ lên trên bề mặt
của răng thật đã được mài rất nhỏ (khoảng 0.5mm) để phục hình.
Hiện nay khách hàng hoàn toàn có thể chọn lựa chất liệu sứ mà mình ưa thích từ bình dân như
kim loại, titan đến cao cấp hơn như sứ toàn sứ, kim loại quý hiếm. Mỗi chất liệu sẽ có độ chắc
chắn và độ bền khác nhau.Tuy nhiên hiện nay nhiều bác sĩ khuyên bệnh nhân của mình nên bọc
sứ toàn sứ vì độ bền có thể lên đến 20 năm và hạn chế tối đa tình trạng oxy hóa thường gặp ở sứ
kim loại.
Đa số các phương pháp làm sứ hiện nay đòi hỏi chúng ta cần phải mài răng. Tuy nhiên hiện nay
tại Delia bạn sẽ được trải nghiệm làm răng sứ nói không với việc mài cùi răng. Tất cả được gói
gọn trong phương pháp dán sứ Veneer. Công nghệ này dẫn đầu xu thế thẩm mỹ mới: không mài
răng, không tiêm tê chỉ có tại nha khoa Delia. Với trải nghiệm cực kỳ êm ái, không đau, không ê
buốt, nụ cười rạng rỡ và trắng sáng sẽ nhanh chóng được thức tỉnh qua đôi bàn tay của các bác
sĩ tại Delia.
3 trường hợp thẩm mỹ răng sứ cần phải mài
Hiện nay có rất nhiều trường hợp cần phải mài trước khi làm răng sứ. Dưới đây là 2 trường hợp
bắt buộc cần phải mài mà bạn nên biết:
Làm cầu răng sứ: Đây là phương pháp phục hình răng hiệu quả mà nhiều người có thể cân nhắc
chọn lựa. Để làm cầu răng sứ, bác sĩ sẽ mài hai răng thật bên cạnh để mão sứ có thể được lắp
khít vào trong, cố định răng giả ở trên khung hàm.
Bọc răng sứ: Muốn chụp mão sứ lên bắt buộc phài mài răng trước đó. Nếu muốn bọc bao nhiều
răng thì bác sĩ sẽ mài bấy nhiêu răng. Phương pháp này cần mài 0.6 đến 1.2mm. Kích thước răng
cần mài được xác định dựa trên sự kiểm tra, đánh giá tình trạng răng miệng của bác sĩ nha khoa.
Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, chụp X-quang, xác định mức độ khiếm khuyết của răng để đưa ra
các chỉ số phù hợp.
Tuy nhiên trong thẩm mỹ răng sứ còn một trường hợp nữa chính là dán sứ Veneer. Phương pháp
này bác sĩ sẽ không tiến hành mài nhỏ răng mà chỉ xử lý bề mặt, tạo độ nhám từ 0.1mm đến 0.3
mmm. Do đó nếu bạn là người sợ đau, sợ mài cùng răng ảnh hưởng đến cấu trúc răng thì hoàn
toàn có thể cân nhắc đến kỹ thuật dán sứ Veneer để cải thiện tính thẩm mỹ cho răng của mình.
Đánh giá ảnh hưởng của mài răng bọc sứ
Trên thực tế mài răng sứ sẽ không gây nguy hiểm cho răng hay sức khỏe của cơ thể trong trường
hợp tay nghề bác sĩ cao, chuyên nghiệp. Ngược lại nếu tay nghề bác sĩ kém, trình độ chuyên môn
không cao thì việc thao tác sai, không chuẩn xác dẫn tới ảnh hưởng tới răng gốc là điều hoàn toàn
có thể xảy ra. Răng có thể bị ê buốt, đau đớn và thậm chí là mất răng.
Chính vì thế mài răng là một kỹ thuật khó đòi hỏi trình độ chuyên môn của nha sĩ phải cao. Điều
cũng lý giải tại sao chúng ta không thể tự mài răng và bọc sứ tại nhà mà cần phải có sự can thiệp
của các bác sĩ chuyên khoa.
Một số lưu ý trước và sau khi mài răng bọc sứ
Không thể phủ nhận bóc răng sứ là một phương pháp làm đẹp cho răng hiệu quả nhất hiện nay.
Tuy nhiên để kết quả được nhưng mong muốn đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các biến chứng
có thể xảy ra như lộ chân răng, răng sứ không khít,… bạn nên ghi nhớ những lưu ý trước và sau
khi mài răng bọc sứ sau đây:
Trước khi mài răng bọc sứ
Bọc sứ không phải là giải pháp thích hợp cho tất cả mọi người. Chỉ những trường hợp răng bị
lệch, hô, sứt mẻ ở mức độ nhẹ hay ố vàng nặng mới nên cân nhắc bọc sứ cho răng. Những
trường hợp răng quá yếu, lung lay nặng,… tốt nhất không nên bọc sứ mà nên chuyển sang trồng
răng Implant.
Những răng đặc biệt như răng khểnh, răng cửa bị hô, răng nanh,… nên đặc biệt chú ý khi mài vì
nó ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ trên khuôn mặt.
Trước khi bọc sứ bạn cũng nên chọn cơ sở nha khoa thẩm mỹ uy tín để thực hiện. Một trong số
những nguyên nhân khiến nhiều người bị nhiễm trùng và chịu nhiều biến chứng sau khi làm răng
sứ chính là do ham rẻ, lựa chọn sai cơ sở.
Sau khi mài răng bọc sứ
Xây dựng và tuân thủ chế độ chăm sóc răng hợp lý. Điều này sẽ giúp răng sứ có thể sử dụng
được dài lâu, người dùng hạn chế đối diện với tình trạng viêm, sưng, nhiễm trùng, mất răng vĩnh
viễn. Bạn có thể chăm sóc răng miệng bằng cách sử dụng bàn chải mềm, kem đánh răng cho
răng nhạy cảm, sử dụng chỉ nha khoa sau khi ăn, súc miệng bằng nước súc miệng cho sạch
khuẩn,…
Khám định kì 6 tháng/ lần để bác sĩ theo dõi tình trạng răng miệng của bạn. Nếu có bất kỳ vấn đề
nào, các bác sĩ sẽ nhanh chóng khắc phục hoặc có lời khuyên hợp lý, không để tình trạng diễn ra
quá nặng và khó cứu chữa.
Tham khảo thêm: Bọc răng sứ có cần mài không