Một trong những bệnh lý về răng miệng mà mọi đối tượng đều có thể mắc phải. Đó chính là sâu
răng. Ban đầu chỉ là những chấm nhỏ li ti nhưng theo thời gian sâu răng sẽ ngày càng lan rộng.
Nếu ... không điều trị kịp thời việc chúng ăn sâu xuống tủy gây đau đớn là điều hoàn toàn có thể xảy
ra. Nhiều người nghĩ rằng bọc sứ răng sâu là giải pháp hữu hiệu nhất. Sự thật là gì? Hãy cùng tìm
hiểu chủ đề này qua bài chia sẻ dưới đây.
Răng sâu có bọc răng sứ được không?
Không thể phủ nhận bọc sứ là một phương pháp làm đẹp cho hàm răng được lựa chọn hàng đầu
hiện nay. Tuy nhiên nhiều người hoài nghi liệu răng sâu có thể bọc sứ hay không? Câu trả lời tùy
theo điều kiện thực tế, mức độ sâu của răng. Nhưng đa phần bọc sứ răng sâu sẽ có thể thực hiện
được.
Trước khi bọc, bác sĩ sẽ tiến hành xử lý và điều trị răng bị sâu. Nếu răng bị sâu quá nặng, ăn sâu
vào tủy, bác sĩ sẽ chữa tủy rồi mới tiến hành bọc sứ cho răng. Trên thực tế chỉ có trường hợp răng
sâu và chân răng quá yếu mới không thể tiến hành bọc sứ còn lại đa phần kỹ thuật này đều có thể
tiến hành được.
Nên chọn bọc răng sứ răng sâu hay trám răng sâu?
Ngoài bọc sứ, trám răng cũng là một phương pháp chữa trị răng sâu mà nhiều bác sĩ tư vấn bệnh
nhân của mình thực hiện. Cả hai kỹ thuật đều giúp phục hình thân răng, điều trị răng sâu đồng
thời tái tạo lại tính thẩm mỹ cho răng. Tuy nhiên khi nào nên bọc răng sứ? Khi nào nên trám răng?
Nên chọn bọc sứ răng sâu hay trám răng sâu?
Tùy trường hợp cụ thể sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp. Bác sĩ sẽ xem xét tình trạng lỗ sâu cụ
thể mà bệnh nhân gặp phải, sau đó sẽ đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất để vừa chữa trị răng sâu
vừa cải thiện thẩm mỹ cho răng bị thương tổn.
Khi nào nên trám răng sâu?
Trám răng sâu là một phương pháp điều trị sâu răng nhưng đây không phải là giải pháp tốt nhất.
Khi tình trạng sâu răng mới đang ở giai đoạn nhẹ, răng bị tổn thương ít, bác sĩ sẽ chỉ định trám lại
lỗ sâu bằng phương pháp trám răng để ngăn không cho vi khuẩn tấn công vào răng.
Thực tế trám răng chỉ là giải pháp điều trị tạm thời, hạn chế sâu răng trong một khoảng thời gian
ngắn. Sau đó, miếng trám rất dễ bị bung/bong ra khỏi vị trí trám chỉ sau sự va chạm hoặc kích
thích từ lực nhau hoặc axit có trong thực phẩm. Một khi miếng trám không còn, vi khuẩn sẽ có cơ
hội xâm nhập vào những lỗ sâu cũ và tiếp tục gây bệnh cho răng.
Khi nào nên bọc sứ răng sâu?
Nếu trám răng là phương pháp tạm thời thì bọc sứ là giải pháp giúp kéo dài tuổi thọ của răng lâu
hơn. Thay vì cố định và chữa trị răng sâu bằng một miếng trám với độ bền không cao, bọc sứ sẽ
tiến hành mài một phần cùi răng rồi bọc mão sứ bên trên chiếc răng vừa mài.
Hiện nay có 3 loại chất liệu mão sứ bạn có thể lựa chọn và đương nhiên độ bền sẽ cao hơn hẳn
chất liệu trám răng. Đó là kim loại, titan, full sứ nguyên chất (sứ toàn sứ). Sứ toàn sứ được đánh
giá là chất liệu cao cấp nhất, có độ bền lên tới 20 năm hoặc hơn nếu như bạn biết cách chăm sóc
và bảo quản tốt.
Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý rằng phương án bọc sứ chỉ có thể áp dụng khi chân răng còn cứng
chắc. Nếu răng sâu kèm theo hiện tượng lung lay, không thể giữ được răng gốc và có khả năng
lây sâu răng cho những răng khác thì cần phải nhổ bỏ. Sau đó phục hình lại răng bằng hàm giả
tháo lắp, cầu răng sứ hoặc cấy ghép Implant sẽ là sự lựa chọn hợp lý hơn thay vì bọc sứ.
Tuy nhiên để biết chính xác tình trạng răng sâu của mình có bọc sứ được hay không, bạn nên đến
gặp bác sĩ chuyên khoa để trực tiếp thăm khám và tư vấn kỹ lưỡng hơn.
Dán răng sứ Veneer cũng là 1 phương pháp thẩm mỹ răng sứ đang được nhiều khách hàng lựa
chọn bên cạnh phương pháp bọc răng sứ. Dán sứ sử dụng sứ mỏng 0.1mm – 0.3mm nên hạn
chế tối đa mài nhỏ răng thật, không mài nhỏ răng thật, tuy nhiên đây cũng là điểm nhiều khách
hàng băn khoăn về độ bền, độ chắc chắn so với phương pháp bọc răng sứ. Thực hư dán sứ
Veneer là gì? ưu nhược điểm như nào? dán răng sứ Veneer đắt hơn hay rẻ hơn so với bọc răng
sứ. Tham khảo ngay chi tiết thông tin tổng hợp dán
Răng sâu bọc sứ có đau không?
Nhiều người luôn có “chấp niệm” làm răng sứ gây ra cảm giác đau, khó chịu. Và việc bọc răng sứ
cho răng sâu sẽ đau “gấp đôi”? Đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm. Trước khi bọc sứ răng sâu sẽ
được điều trị loại bỏ tình trạng sâu tận gốc. Sau đó mới tiến hành mài cùi răng nhỏ đi để đảm bảo
có thể bọc mão sứ bên ngoài một cách vừa khít.
Mọi công đoạn trong quá trình bọc sứ diễn ra nhanh chóng và không gây đau đớn. Mài cùi răng sẽ
không quá sâu mà chỉ mài khoảng từ 0.2mm cho đến 0.4mm, đảm bảo không ảnh hưởng tới chân
răng, tủy hay nướu. Sau đó bọc sứ sẽ dùng một loại keo chuyên dụng dính chắc chắn trên răng,
không gây cảm giác khó chịu và người dùng hoàn toàn thoải mái trong việc ăn uống, sinh hoạt
hàng ngày.
Bọc răng hàm bị sâu giá bao nhiêu tiền?
Mức giá bọc răng sứ khi răng thật bị sâu sẽ đắt hơn do còn kèm theo cả chi phí chữa trị. Mức giá
bọc răng sứ sẽ dao động từ khoảng 3 triệu – 15 triệu đồng/răng. Thêm chi phí chữa trị sâu răng sẽ
tùy theo mức độ răng sâu thực tế của bạn.
Bọc răng sứ có bị sâu răng không?
Nếu như đã bọc răng sứ thì khả năng bạn bị sâu là không thể. Vì mão sứ bọc ở bên ngoài sẽ bảo
vệ cho răng thật và hạn chế vi khuẩn xâm nhập ảnh hưởng vào bên trong. Tuy nhiên nếu như bạn
làm răng bọc sứ ở một địa chỉ nha khoa thiếu uy tín thì khả năng bị sâu cũng sẽ cao hơn bình
thường thậm chí còn đối diện với nhiều biến chứng như hôi miệng, viêm lợi, hở cổ răng,…
Quy trình bọc răng sứ răng sâu diễn ra như thế nào?
Dưới đây là quy trình bọc răng sứ cho răng sâu tại nha khoa Delia mà bạn có thể tham khảo:
Bước 1: Thăm khám, chụp phim X-quang và lựa chọn chất liệu sứ thích hợp
Bước 2: Xử lý răng sâu, làm sạch và loại bỏ vùng răng bị sâu
Bước 3: Sát khuẩn, gây tê cục bộ khu vực cần điều trị
Bước 4: Bác sĩ sẽ loại bỏ khoảng 1/2 milimet men trên bề mặt răng, đồng thời mài cùi răng sao
cho bằng với độ dày của mặt sứ cần bọc bên ngoài theo tỉ lệ đã xác định trước đó.
Bước 5: Lấy dấu răng và gửi mô hình đến một phòng thí nghiệm nha khoa để thiết kế dáng răng
sứ thích hợp (Thông thường phải mất 1-2 tuần).
Bước 6: Trước khi mặt sứ được gắn vĩnh viễn vào răng của bạn, nha sĩ sẽ tạm thời đặt nó lên
răng để kiểm tra sự phù hợp giữa kích thước và màu sắc. Có thể điều chỉnh thêm nếu cần thiết.
Bước 7: Lắp răng sứ và kết thúc quy trình thực hiện
Tham khảo thêm: Bọc sứ răng sâu