Tiểu buốt ra máu có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm, cần được chẩn đoán sớm
và điều trị phù hợp. Trong bài viết dưới đây bác sĩ Trần Ngọc Thọ - bác sĩ nam khoa phòng khám ...
đa khoa Quảng Ngãi sẽ chỉ ra nguyên nhân cũng như cách phòng ngừa tiểu buốt có kèm theo
máu.
1. Nhận biết biểu hiện tiểu buốt ra máu bằng cách nào?
Tiểu buốt ở nam giới là biểu hiện ban đầu của một số bệnh như viêm bàng quang, phì đại tuyến
tiền liệt, bí tiểu, viêm tuyến tiền liệt, thậm chí là một số bệnh như lậu, sỏi tiết niệu.
tiểu buốt ra máu ở nam là tình trạng đau buốt khi đi tiểu tiện, trong nước tiểu có hồng cầu
Biểu hiện tiểu buốt ra máu
Bệnh nhân cảm thấy nóng rát, như kim châm hoặc râm ran khi đi tiểu. Tiểu buốt có thể đầu dòng,
cuối dòng hoặc toàn dòng.
+ Nước tiểu có cục máu đông, tanh hôi.
+ Đau vùng bẹn, lưng, hoặc dương vật.
+ Nước tiểu có màu nâu, màu đỏ, màu hồng.
+ Nước tiểu có thể có mùi hôi tanh hoặc mùi khai.
+ Nước tiểu có thể có màu sắc bình thường nhưng có nhiều bọt.
+ Bệnh nhân có thể kèm theo các dấu hiệu khác như có mủ, nước tiểu cặn đục.
Tiểu buốt ra máu có nguy hiểm không?
Nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời, tiểu buốt kèm máu dễ gây nên những vấn đề
về sức khỏe sau đây:
+ Ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan khác trong đường tiết niệu như bàng, quang,
thận…v.v.
+ Các vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm qua đường tiết niệu dễ tấn công vào máu gây viêm màng
não, viêm màng tim.
+ Tình trạng tổn thương đường tiết niệu không được nhận biết và điều trị dễ gây ung thư, vô sinh.
+ Tiểu buốt không chỉ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mà còn khiến cho tinh thần của người bệnh
không thoải mái, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Trong trường hợp có biểu hiện tiểu buốt ra máu, người bệnh nên tìm tới những cơ sở y tế uy tín
có chuyên khoa nam học để được thăm khám, chẩn đoán và có phác đồ điều trị phù hợp.
2. Nguyên nhân nào gây ra tình trạng tiểu buốt ra máu?
Nguyên nhân dẫn đến đi tiểu buốt ra máu rất đa dạng. Các nguyên nhân có thể gây ra tình trạng đi
tiểu bị buốt kèm theo máu gồm:
Tiểu buốt ra máu do phì đại tuyến tiền liệt
Tuyến tiền liệt có vai trò quan trọng trong khả năng sinh sản ở nam giới, bên cạnh đó tuyến này
còn có chức năng ngăn cản không cho vi khuẩn đi vào đường tiết niệu.
Khi tuyến tiền liệt phình to gây chèn ép lên niệu đạo dẫn đến tiểu tiện khó khăn. Buộc bàng quang
phải co bóp nhiều hơn để thải nước tiểu ra ngoài, quá trình này diễn ra lâu dài sẽ gây tổn thương
và chảy máu.
phì đại tuyến tiền liệt có thể là nguyên nhân gây ra đi tiểu buốt kèm máu
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Bệnh lý nhiễm trùng đường tiết niệu thường sẽ ảnh hưởng đến thận gây đau hai bên hông và
vùng thắt lưng. Bệnh xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo, đây có thể là nguyên nhân phổ
biến dẫn đến có máu lẫn trong nước tiểu. Tuy nhiên, bệnh thường xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn
nam giới.
Tiểu buốt ra máu do gặp vấn đề về thận
Vì thận là nơi tạo ra nước tiểu cho nên khi thận gặp vấn đề bệnh lý thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
nước tiểu. Dưới đây là một số bệnh thường xảy ra ở thận:
+ Sỏi thận: Sỏi được hình thành do các chất khoáng bị lắng đọng lại ở thận, niệu quản, bàng
quang,...v.v. Đối với những viên sỏi nhỏ có thể đi theo nước tiểu ra ngoài thì trong quá trình di
chuyển, chúng cọ xát với bề mặt niêm mạc gây tổn thương làm cho bệnh nhân bị buốt và tiểu ra
máu.
+ Lao thận: Khi các vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể theo mạch máu di chuyển đến thận, gây tổn
thương các nhu mô thận. Giai đoạn đầu bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng. Đến các giai
đoạn sau bệnh thường có các dấu hiệu tiểu rắt, tiểu buốt.
+ Viêm thận, bể thận: Người bệnh khi mắc bệnh ngoài dấu hiệu nước tiểu có lẫn tế bào hồng cầu
thì bệnh nhân còn bị sốt cao, rét run, đau thắt lưng, đau bụng dưới, tiểu rắt.
+ Viêm cầu thận cấp: Bệnh lý này cũng giống với lao thận là tiểu ra máu vi thể. Bệnh nhân sốt cao,
đau họng và vùng thắt lưng, nhiễm trùng da.
+ Thận đa nang: Bệnh nhân khi đi khám bác sĩ sẽ phát hiện ở hố thận xuất hiện các khối u. Ở
trường hợp này bệnh nhân thường gặp các dấu hiệu như tiểu ra máu, mủ, đau vùng hông lưng.
+ Ung thư thận: Hầu như người mắc bệnh lý này đều có dấu hiệu tiểu ra máu. Ung thư thận phát
triển từ những khối u ở hố thận, khi tiểu tiện không đau rát nhưng lại có màu đỏ đậm.
Đặt ống thông tiểu
Một số bệnh nhân thường gặp khó khăn khi tiểu tiện do chấn thương, bệnh lý hoặc phẫu thuật. Do
đó, sẽ được bác sĩ chỉ định đặt ống thông tiểu dẫn trực tiếp nước tiểu từ bàng quang ra ngoài.
Đối với nam giới, ống thông sẽ được đặt bên trong hoặc bên ngoài, ống sẽ được lưu lại trong
khoảng vài ngày đến vài tuần. Khi đặt ống thông vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bên trong niệu
đạo, từ đó dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu.
3. Các phương pháp phòng tránh tiểu buốt ra máu hiệu quả
Tiểu buốt sau khi quan hệ tình dục có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Đối với nữ
giới, tình trạng trên xuất hiện có thể do mắc các bệnh viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang
hoặc các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa…v.v. Ở nam giới, bệnh có thể liên quan đến viêm tuyến
tiền liệt hoặc viêm đường tiết niệu.
Dưới đây là những phương pháp để phòng tránh tiểu buốt ra máu hiệu quả, an toàn mà bạn cần
lưu ý:
Phòng tránh tiểu buốt ra máu bằng cách uống đủ nước
Việc duy trì uống từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày sẽ giúp thận được bài tiết nước tiểu, hạn chế được
việc lây nhiễm ngược dòng lên thận gây ra hiện tượng viêm bể thận.
phòng tránh tiểu buốt ra máu bằng cách uống đủ nước
Không nên nhịn tiểu
Tiểu buốt, tiểu ra máu sau mỗi lần đi vệ sinh khiến bạn cảm thấy sợ sau mỗi lần đi tiểu. Việc nhịn
tiểu lâu sẽ khiến nước tiểu bị ngưng đọng và tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Do
vậy, bạn nên đi tiểu ngay khi có nhu cầu và cần vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần đi vệ sinh.
Vệ sinh đúng cách sau mỗi lần đi đại tiện
Sau khi đi đại tiện, bạn cần phải vệ sinh bộ phận sinh dục từ trước ra sau để hạn chế vi khuẩn có
thể xâm nhập.
Phòng tránh tiểu buốt ra máu bằng cách ăn uống khoa học
Cần kết hợp chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung các loại thực phẩm giàu Vitamin C để tăng đề
kháng cho cơ thể và tăng mức độ axit trong nước tiểu, giúp giảm số lượng vi khuẩn có hại.
Hạn chế mặc đồ lót bó sát
Thói quen mặc quần lót chật, bó sát vào cơ thể khiến vùng kín bị bí bách, không thoáng mồ hôi.
Từ đó, dễ mắc các bệnh viêm nhiễm nam khoa. Vì vậy, nam giới nên sử dụng đồ lót làm từ chất
liệu mềm mại, thấm hút mồ hôi.
Hy vọng thông qua bài viết, các bạn có thể hiểu hơn về hiện tượng tiểu buốt ra máu. Nếu bạn có
những biểu hiện như trên. Liên hệ ngay số hotline: 0989.932.758 để được các bác sĩ chuyên khoa
phòng khám đa khoa Quảng Ngãi hỗ trợ tư vấn miễn phí!