Doanh nghiệp bạn đang muốn dẫn đầu thị trường, tập trung hoạt động Marketing trên 1 kênh là
chưa bao giờ đủ. Trong thời đại công nghệ hiện tại, có rất nhiều nền tảng được ra đời, tạo điều ...
kiện thuận lợi cho các nhà bán hàng thực hiện các chiến dịch marketing nhằm thu hút khách hàng
và có được nguồn khách hàng tiềm năng khổng lồ. Để có được điều này, bắt buộc doanh nghiệp
phải biết rõ các nên tảng mạng xã hội trong Marketing đa kênh. Nếu doanh nghiệp bạn vẫn còn xa
lạ với chiến lược tiếp thị này thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của DigiNext nhé.
1. Marketing đa kênh là gì?
Marketing đa kênh (hay multi-channel marketing) là phương pháp được sử dụng nhiều kênh cả
online và offline để tiếp cận khách hàng. Mục đích của làm marketing đa kênh sẽ giúp khách hàng
dễ dàng thực hiện hành vi mua hàng trên bất kỳ kênh nào thuận tiện nhất cho họ. Chiến lược
marketing đa kênh cho phép người dùng thực hiện cho các quyết định và lựa chọn.
 
Không khó để Diginext lấy 1 ví dụ cụ thể của việc ứng dụng marketing đa kênh trong lĩnh vực kinh
doanh. Bạn chưa hoàn thiện phiên mua sắm quần áo ngủ trên Shopee (đã cho vào giỏ hàng,
chưa thanh toán). Do có công việc đột xuất mà bạn phải tắt app Shopee và trì hoãn công việc này.
Đến tối, bạn lướt xem facebook và vô tình xem 1 bài quảng cáo chính sản phẩm đó. Bạn click vào
và sản phẩm của bạn đã ở trong giỏ hàng rồi! Chỉ vài ngày sau thôi, khi vào bất kỳ 1 sàn thương
mại điện tử nào, các gợi ý về quần áo ngủ sẽ xuất hiện trên danh sách của bạn. Điều này giúp
khách hàng tiết kiệm thời gian mua sắm mà chủ shop cũng dễ dàng kiểm soát số lượng sản phẩm
và gia tăng hiệu quả kinh doanh.
Tầm quan trọng của chiến lược Marketing đa kênh.

Đa phần các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường hiện nay đều triển khai chiến lược marketing
đa kênh. Bởi chiến lược này mang đến nhiều lợi ích quý giá cho doanh nghiệp bạn, có thể kể đến
như:

Có được nhiều sự chú ý từ khách hàng tiềm năng

Ở thời điểm hiện nay, có hàng trăm hàng nghìn kênh bán hàng khác nhau được xây dựng thương
hiệu trên thị trường nhằm tạo điều kiện cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi
kênh sẽ có số lượng người dùng (User) khác nhau, như: Facebook có hàng tỷ user, Instagram có
hơn 500 triệu người dùng hàng ngày (DAU),...

Nếu doanh nghiệp bạn đầu tư mạnh mẽ vào các kênh bán hàng cũng như các chiến dịch truyền
thông thương hiệu với các chiến dịch tiếp cận tốt, chắc chắn sẽ thu hút được số lượng lớn khách
hàng tiềm năng mỗi ngày.

Tối ưu các trải nghiệm mua sắm của khách hàng

Trải nghiệm khách hàng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng mà các doanh nghiệp bạn
cần quan tâm đến. Bởi người dùng không chỉ đánh giá doanh nghiệp thông qua chất lượng sản
phẩm, dịch vụ mà còn cả trải nghiệm mua sắm.

Việc tiếp cận khách hàng đa kênh sẽ giúp mang đến nhiều khách hàng tiềm năng cho doanh
nghiệp. 

Tăng trưởng doanh số trong thời gian ngắn

Với hình thức Marketing đa kênh, doanh nghiệp sẽ được tiếp cận với đa dạng tệp khách hàng
khác nhau. Sau khi đã xác định rõ được tệp khách hàng của mình, doanh nghiệp cần lên các
chiến lược tiếp cận sao cho thu hút được sự chú ý của khách hàng.

Đồng thời, sử dụng các công cụ Remarketing để thúc đẩy quyết định mua hàng của khách. Như
vậy, doanh nghiệp sẽ đạt được hiệu quả kinh doanh nhanh chóng. Từ đó, đẩy mạnh sự gia tăng
trong doanh số và có được những thành quả nhất định trong hoạt động kinh doanh.

Giữ chân khách hàng hiệu quả

Bằng cách tối ưu trải nghiệm mua sắm của khách hàng, doanh nghiệp có thể giữ những vị khách
hàng của mình khỏi các chiến lược tiếp cận của đối thủ. Chỉ cần doanh nghiệp đáp ứng được nhu
cầu của khách hàng, cung cấp những dịch vụ chất lượng cùng với thái độ phục vụ chuyên nghiệp,
chắc chắn sẽ có được cộng đồng khách hàng trung thành lâu năm.

Và đương nhiên, việc sở hữu cộng đồng khách hàng trung thành sẽ giúp doanh nghiệp được biết
đến rộng rãi. Vì khách hàng trung thành chính là “đại sứ thương hiệu”, người truyền bá thông tin,
cung cấp những thông tin hữu ích của doanh nghiệp đến cho bạn bè, gia đình và người thân xung
quanh họ.

Thu thập data khách hàng hiệu quả

Với chiến dịch Marketing đa kênh, doanh nghiệp sẽ sở hữu nhiều điểm chạm với khách hàng.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc thu thập data khách hàng sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Khi có được số lượng lớn data khách hàng, các nhà tiếp thị sẽ có cơ sở dữ liệu để phân tích và
đưa ra những chiến lược tiếp cận tốt hơn. Đồng thời, những dữ liệu này sẽ giúp Marketers hiểu rõ
hơn về thế mạnh của từng kênh bán hàng. Từ đó, đưa ra chiến dịch cho từng kênh và chọn ra
kênh bán hàng được nhiều khách hàng quan tâm nhất của doanh nghiệp nhằm đầu tư mạnh mẽ.

Xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng

Xây dựng hệ thống tiếp thị đa kênh cho phép doanh nghiệp cải thiện mối quan hệ với khách hàng
bằng cách cung cấp các sản phẩm/dịch vụ qua tất cả các điểm chạm một cách đồng nhất.

Bên cạnh đó, có trong tay hệ thống Marketing đa kênh còn giúp doanh nghiệp hiểu rõ được nhu
cầu, mong muốn của khách hàng đối với các sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp trên
từng nền tảng. Từ đó, thường xuyên cải thiện chất lượng sản phẩm/dịch vụ, nâng cấp chất lượng
chăm sóc khách hàng để tạo dựng mối quan hệ thân thiết, bền chặt với khách hàng.

Xem thêm giải pháp chăm sóc khách hàng thành công

Một vài khó khăn khi sở hữu hệ thống Marketing đa kênh

Đúng là sở hữu hệ thống Marketing đa kênh mang đến rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Tuy
nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng xây dựng thành công các kênh bán hàng. Một số khó
khăn thường gặp của các doanh nghiệp có nhiều điểm chạm tiếp thị với khách hàng, như sau:

Gặp khó khăn trong việc quản lý:

Vì phải chăm sóc khách hàng ở nhiều kênh khác nhau nên doanh nghiệp sẽ có rất nhiều khó khăn
khi quản lý. Các vấn đề mà doanh nghiệp cần quan tâm đó là: Quản lý nhân sự, quản lý thông tin
khách hàng, quản lý đơn hàng, quản lý dữ liệu,....Nếu thực hiện thủ công quy trình quản lý thì sẽ
rất dễ xảy ra sai sót.

Đồng nhất thông điệp trên các kênh:

Nếu doanh nghiệp thực hiện chiến dịch truyền thông thì việc đồng nhất các thông điệp trên các
kênh là điều khá khó khăn.

Khó đo lường mức độ hiệu quả ở từng kênh bán hàng:

Việc báo cáo mức độ hiệu quả ở từng kênh bán hàng tương đối khó khăn đối với doanh nghiệp
nếu không có sự trợ giúp của các công cụ. Mỗi kênh bán hàng sẽ có đặc điểm khác nhau nên đơn
vị cần tìm phương pháp đo lường phù hợp.

Dữ liệu của khách hàng:

Tiếp thị đa kênh sẽ giúp doanh nghiệp có được số lượng lớn dữ liệu của khách hàng. Tuy nhiên,
đây cũng là vấn đề mà doanh nghiệp phải đối mặt. Quá nhiều dữ liệu sẽ khiến Marketers gặp khó
khăn trong việc phân loại và lựa chọn ra các dữ liệu phù hợp để phân tích. Ngoài ra, chất lượng
dữ liệu cũng sẽ không được đảm bảo nếu thu thập quá nhiều.

Cách xây dựng chiến lược Marketing đa kênh hiệu quả
Muốn có được chiến lược tiếp thị đa kênh hiệu quả, doanh nghiệp cần chú ý đến những vấn đề
sau:Sử dụng data khách hàng với mục đích rõ ràngMuốn có được chiến lược tiếp thị tốt, trước
hết, doanh nghiệp cần phải có trong tay data khách hàng chất lượng bao gồm: Hành vi mua sắm,
đến từ kênh nào, vấn đề khách hàng đang gặp phải, nhu cầu của khách hàng,...Sau khi có được
những thông tin này, doanh nghiệp về cơ bản đã phác hoạt chân dung khách hàng thành công.
Tiếp đó, Marketers cần phân loại nhóm khách hàng theo: Độ tuổi, giới tính, vị trí địa lý,... nhằm
mục đích điều chỉnh thông điệp truyền thông và đưa ra các chương trình tiếp thị phù hợp hơn đến
với từng nhóm đối tượng khách hàng.
Liên kết các bộ phận trong tổ chức
Đa phần các doanh nghiệp trên thị trường hiện nay đều gặp phải tình trạng “Silo”. Đây được biết
đến là một tình trạng mà các bộ phận không muốn hợp tác, chia sẻ thông tin với nhau và luôn
muốn hoạt động độc lập.Nhân viên ở các phòng ban vì thế mà không đoàn kết, giảm tinh thần làm
việc rồi dẫn đến kết quả công việc giảm sút khiến cho hoạt động kinh doanh trở nên tồi tệ
hơn.Trong khi đó, khi thực hiện chiến dịch Marketing đa kênh, doanh nghiệp cần tiếp thị ở nhiều
nền tảng từ online cho đến offline. Đòi hỏi sự hợp tác giữa các phòng ban để công việc được thực
hiện trơn tru và hiệu quả.Chính vì vậy, phá vỡ Silo và liên kết các bộ phận trong tổ chức với nhau
sẽ là giải pháp hữu hiệu nhất để chiến lược Marketing đa kênh thành công trọn vẹn.

Sử dụng phần mềm Marketing đa kênh

Cách tốt nhất để xây dựng chiến lược Marketing đa kênh cho doanh nghiệp đó chính là sử dụng
phần mềm.

Trên thực tế hiện nay, có rất nhiều phần mềm chăm sóc khách hàng đa kênh được ra đời nhằm
hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết những bài toán khó khi xây dựng hệ thống MKT đa kênh.

Trong phần mềm sẽ được tích hợp rất nhiều công cụ Marketing khác nhau như:

Tập trung, quản lý dữ liệu của khách hàng từ nhiều kênh bán hàng tại 1 chỗ.

Cung cấp các tính năng nhắn tin tự động, phản hồi tin nhắn khách hàng nhanh chóng.

Hỗ trợ phân loại nhóm khách hàng.

Tích hợp các tính năng mở rộng nhằm hỗ trợ khách hàng offline.

Đo lường số lượng khách hàng. Từ đó, đánh giá hiệu quả của kênh bán hàng.

Gửi tin nhắn kèm tên thương hiệu.

Trên đây là phương pháp chinh phục marketing đa kênh, giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều
khách hàng và bán hàng thành công. Theo dõi trang chủ của Diginext để tìm đọc thêm nhiều kiến
thức quản trị thú vị bạn nhé!

Đăng bởi Diginext
avatar
Thông tin kèm theo khác
Kinh nghiệm làm việc
Giá
100,000 đ
Điện thoại
Địa chỉ
Quận Hoàn Kiếm
Hà Nội