I. CÔNG TY TNHH MÔI TRƯỜNG TẦM NHÌN XANH XỬ LÝ NƯỚC THẢI VÀ NƯỚC CẤP
Công ty TNHH Môi Trường Tầm Nhìn Xanh GREE tại Việt Nam phân phối các thiết bị tích hợp keo
tụ tạo bông, lắng và lọc của KWI dùng trong xử lý nước tại thị trường Việt Nam, Lào, Campuchia.
Tập đoàn KWI là một trong những nhà tiên phong trong công nghệ MDAF trên thế giới. Được
thành lập từ năm 1949 bởi tiến sỹ Milos Krofta, hiện nay KWI có hơn 17 chi nhánh toàn cầu và
hơn 4700 hệ thống đã ứng dụng thành công trên 77 quốc gia.
II. GREE- KWI RA MẮT THIẾT BỊ 5IN KEO TỤ TẠO BÔNG ĐIỆN TÍCH ZETA , LẮNG, TUYỂN
NỔI, OXI HOÁ VÀ CÔ ĐẶC BÙN TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI VÀ POLYMER CHỈ
VỚI 2 USD
Tập đoàn KWI xin ra mắt dòng sản phẩm mới nhất tại thị trường Việt Nam hiện Nay. Thiết bị 5 in
1 keo tụ tạo bông điện tích, lắng, tuyển nổi, oxi hóa và cô đặc bùn dùng xử lý nước thải và nước
cấp.
Nước thải sau hầm biogas, chỉ cần qua thiết bị KWI 5 in 1 keo tụ tạo bông điện tích, lắng, tuyển
nổi, oxi hóa và cô đặc bùn , nước sau xử lý ra được tái sử dụng cho trang trại chăn nuôi và các chỉ
tiêu đạt cột B theo QCVN 62-MT:2016/BTNM, xử lý hiệu quả chỉ tiêu Coliform , COD, BOD, Nito,
Phốt pho... Đặc biệt hiệu suất xử lý Coliform 99% và COD đến 90%, TN đến 70%, TP đến 90%,
TSS đến 95%, dầu mỡ đến 99%. Có khả năng cô đặc bùn đến 12% (cao hơn 10 lần so với công
nghệ truyền thống) giúp tiết kiệm 10 lần chi phí xử lý bùn hiện nay. Trong đó nổi bật nhất là quá
trình keo tụ, tạo bông điện tích và cơ chế tạo thành gốc oxi hóa hydroxyl có tính oxy cực mạnh
giúp xử lý các chất ô nhiễm nhanh chóng, hiệu quả so với các sản phẩm, công nghệ thiết bị truyền
thống trên thị trường hiện nay. Vậy ưu điểm công nghệ keo tụ, tạo bông điện tích mới này có gì
khác biệt so với công nghệ cũ, GREE xin giới thiệu :
Hình 1: Cấu tạo vi bọt nano mang điện tích âm của công nghệ KWI
Quá trình keo tụ, tạo bông điện tích zeta:
Quá trình keo tụ, tạo bông điện tích zeta là quá trình keo tụ tạo bông diễn ra trong môi trường
mang điện tích. Với công nghệ KWI là sự có mặt rộng khắp và ổn định của vi bọt nano mang điện
tích âm với thế điện tích Zeta cao đến 60mV. Các điện cực âm sẽ hút lấy các điện cực dương khi
đạt đến cực đại sẽ tạo ra gốc OH, có tính oxy hóa cực mạnh.
Quá trình tạo gốc Hydroxyl:
Quá trình tạo gốc Hydroxyl là quá trình đặc biệt của công nghệ KWI được hình thành do sự có
mặt của vi bọt nano mang điện tích âm và khi bổ sung hóa chất PAC mang điện tích dương trong
quá trình xử lý. Khi bổ sung hóa chất các ion Al3+ và H+ sẽ bám chặt vào bề mặt vi bọt nano
mang điện tích âm. Khi lực hút lưỡng cực đủ mạnh vi bọt nano sẽ vỡ ra và tạo thành các phần tử
mang gốc oxy hóa mạnh Hydroxyl, giúp xử lý các chất ô nhiễm triệt để.

Hình 2: Minh họa keo tụ tạo bông khi có micro nano bubbles sẽ tạo ra gốc oxy hóa mạnh OH.
Hydroxyl sẽ thúc đẩy quá trình oxy hóa các chất ô nhiễm hòa tan
Video clip xử lý nước thải chăn nuôi heo tại trang trại chăn nuôi heo lớn ở Bình Phước:
https://youtu.be/jhShWUgEqPI

BẢNG SO SÁNH CHI TIẾT GIỮA CÔNG NGHỆ ĐIỆN TÍCH ZETA KWI VÀ CÔNG NGHỆ SINH
HỌC TRUYỀN THỐNG:
STT Hạng mục Công nghệ KWI -Thiết bị 5 in 1
(Thiết bị 5 trong 1 keo tụ tạo bông điện tích, lắng, tuyển nổi, oxi hóa và cô đặc bùn) Công nghệ
sinh học truyền thống
Anoxic + Aerotank
1 Công nghệ xử lý
Sử dụng công nghệ MDAF keo tụ tạo bông điện tích zeta để loại bỏ các chất ô nhiễm trong nước
thải
Nước từ bể lắng sau hầm Biogas qua thiết bị KWI đạt cột B, QCVN 62:2016/BTNMT, không cần
qua hệ thống sinh học.
Áp dụng công nghệ tiên tiến nên thời gian lưu nước trong hệ thống được giảm tối đa, chỉ vào
khoảng 8 phút, thấp hơn rất nhiều lần so với với công nghệ sinh học truyền thống.

Ngoài xử lý nước thải, công nghệ KWI - thiết bị 5 in 1 có thể được dùng cho việc thu hồi dinh
dưỡng ở các nguồn nước giàu dinh dưỡng (thủy sản, chăn nuôi,…) và cô đặc bùn.
Sử dụng phương pháp sinh học bùn vi sinh lơ lửng để loại bỏ các chất ô nhiễm trong nước
thải

Qua bước xử lý sinh học Anoxic, Aerobic, lắng, khử trùng và hầu hết 90% các hệ thống ở Việt
Nam không đạt cột B, QCVN 62:2016/BTNMT.

Vi sinh cần thời gian để sinh trưởng và phát triển nên thời gian lưu nước trong bể khá cao từ 4-8
giờ đối với công nghệ sinh học hiếu khí.
Công nghệ sinh học truyền thống chỉ chuyên sử dụng cho việc xử lý nước thải.
2 Diện tích xây dựng Thời gian lưu nước thấp do đó diện tích cần thiết để lắp đặt cũng được
nhỏ lại. Với công suất 200m3/ngày đêm chỉ cần diện tích khoảng 20m2. Cần diện tích xây dựng
lớn do phải tích hợp các bể lại với nhau. Với công suất 200m3/ngày đêm cần diện tích xây dựng
tối thiểu 55m2.
3 Tính ổn định
Sự kết hợp giữa quá trình hóa lý keo tụ, tạo bông điện tích zeta với hệ thống tạo vi bọt kích cỡ
micromet tạo gốc OH- oxy cực mạnh, giúp cho tính ổn định của hệ thống được tăng cao khi
nguồn nước đầu vào bị biến động chỉ cần tăng hoặc giảm lượng hóa chất thêm vào. Vi sinh dễ bị
sốc tải trọng khi nguồn nước đầu vào bị biến động dẫn đến vi sinh bị chết, không còn khả năng xử
lý các chất bẩn trong nước thải gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh nguồn tiếp nhận nước
thải. Bên cạnh đó, vi sinh bị chết làm phát sinh thêm mùi hôi gây mất vệ sinh quanh khu vực
chuồng trại.
4 Tính linh hoạt Do được lắp đặt từ các linh kiện lại với nhau nên có khả năng linh hoạt cao
trong việc di chuyển vị trí hoặc cũng có thể thay đổi công năng sử dụng cho từng trường hợp cụ
thể (từ xử lý nước thải sang cô đặc bùn hoặc thu hồi dinh dưỡng) Hệ thống được xây dựng
kiên cố bằng bê tông cốt thép hoặc tường gạch nên vị trí sẽ bị cố định.
5 Hiệu quả xử lý Ngoài việc xử lý các chất hữu cơ, thiết bị KWI- thiêt bị 5 in 1 còn có hiệu xuất
xử lý cao đối với các chất như TSS đạt 76%; Tổng Nitơ đạt 33%; Coliform đạt 99% (kết quả phân
tích nước sau pilot thiết bị 5 in 1 tại hồ lắng 2 Trại Heo Lộc Phát 3) Chỉ xử lý được các chất bẩn
hữu cơ mà vi sinh vật có thể tổng hợp. Nước sau xử lý không đạt cột B, hiệu quả xử lý tổng Nitơ
khá thấp chỉ từ 20-30%
6 Rủi ro


Nước sau xử lý đạt cột B, QCVN 62:2016/BTNMT (các chỉ tiêu tiệm cận đến cột A, đặc biệt có 2
chỉ tiêu TSS=23mg/l và Coliform=230MPN/100ml đạt đến cột A) và có tính ổn định cao nên không
phát sinh rủi ro khi vận hành. Trong quá trình vận hành, nước thải bị biến động liên tục nên dẫn
đến làm ảnh hưởng đến vi sinh trong bể và sẽ gây ra một số rủi ro khi quản lý môi trường (Cảnh
sát môi trường, Thanh tra Bộ TNMT, Thanh tra Sở TNMT, Thanh tra phòng TNMT...) đến thanh tra
đột xuất:

- Rủi ro về pháp lý : Với công suất 200m3/ngày đêm và 2 chỉ tiêu bị vượt QCVN 62:2016/BTNMT
(BOD vượt 1,3 lần và Coliform vượt 4,6 lần) thì sẽ bị phạt 420.000.000 VNĐ nếu không khắc
phục.

- Rủi ro về hoạt động kinh doanh: Nếu không khắc phục vấn đề vượt tải khi thải vào nguồn tiếp
nhận và để sự việc tiếp diễn thì có thể dẫn đến bị cưỡng chế ngừng hoạt động kinh doanh.
7 Bảo trì

Chỉ cần vệ sinh và bổ sung chất bôi trơn thiết bị.

Chi phí bổ sung chất bôi trơn thiết bị trong 1 năm vận hành vào khoảng 1-2 triệu/năm Cần
phải bổ sung bùn vi sinh theo định kỳ 1 năm/lần hoặc mỗi khi hệ thống gặp sự cố.

Chi phí cho mỗi lần bổ sung vi sinh trong 1 năm với công suất 200m3/ngày đêm vào khoảng 40
triệu/năm

Cần phải bảo trì và thay thế định kỳ các thiết bị nhiều lần hơn như bơm nước thải, máy thổi khí,
đĩa phân phối khí, bơm hóa chất, ...
8 Chi phí vận hành nước thải chăn nuôi phương án đạt cột B QCVN 62:2016/BTNMT

Chi phí vận hành nước thải chăn nuôi công suất 200m3/ngày đêm đạt cột B QCVN
62:2016/BTNMT vào khoảng: 235.060.000 VNĐ/năm, bao gồm điện, nước, hóa chất vận hành.

Nhân công vận hành: Kỹ sư điện, nước tại nhà máy sau khi được đào tạo có thể vận hành được
hệ thống, không cần có chuyên môn về môi trường. Vì vậy tiết kiệm được chi phí thuê nhân công
vận hành.

=> Chi phí vận hàng tháng khoảng: 19.588.000 VNĐ/tháng Chi phí vận hành nước thải chăn nuôi
công suất 200 m3/ngđ gần đạt cột B QCVN 62:2016/BTNMT vào khoảng: 381.311.000 VNĐ/năm

Trong đó bao gồm:
+ Chi phí điện, nước, hóa chất vận hành: 117.311.000 VNĐ/năm
+ Chi phí bổ sung vi sinh hàng năm: 120.000.000VNĐ/năm
+ Nhân công vận hành: Cần có kỹ sư chuyên về môi trường vận hành và theo dõi hệ thống xử lý.
Chi phí thuê người vận hành hàng năm khoảng: 144.000.000 VNĐ/năm.
=> Chi phí vận hàng tháng khoảng: 31.776.000 VNĐ/tháng.

Ngoài ra, khi vận hành hệ thống không đạt quy chuẩn xả thải có thể bị phạt với mức chi phí:
420.000.000VNĐ/năm

Trong thời gian vận hành, vi sinh dễ bị sốc tải trọng khi lưu lượng và nồng độ nước thải bị biến
động, cần phải điều chỉnh để vi sinh có thể thích nghi lại (7-10 ngày), trong trường hợp tệ thì phải
nuôi cấy lại toàn bộ vi sinh (20-30 ngày để vi sinh có thể phát triển ổn định trở lại).
9 Chi phí vận hành nước thải chăn nuôi phương án tái sử dụng lại Chi phí vận hành nước thải
chăn nuôi công suất 200m3/ngày đêm để tái sử dụng cho các mục đích khác như vệ sinh chuồng
và tưới cây vào khoảng 471.434.000VNĐ/năm (chi phí vận hành pilot tại hồ lắng 2 Trại Heo Lộc
Phát 3). Nguồn nước sau xử lý dễ bị biến động nên khó có thể tuần hoàn để tái sử dụng cho các
mục đích khác như vệ sinh chuồng trại.

Ngoài ra, Nhằm hỗ trợ khách hàng trong giai đoạn kinh tế khó khăn hiện nay, tập đoàn KWI cho ra
sản phẩm hóa chất Polymer mới với chất lượng tốt và đơn giá thấp nhất thị trường Việt Nam hiện
nay. Polymer Nano GREEn chuyên dùng trong xử lý nước thải ngành Thủy Sản; Chăn Nuôi; Dệt
Nhuộm; Giấy; Khu Công Nghiệp, Nước thải sinh hoạt và Ép bùn,... giúp tiết kiệm đến 80% tổng chi
phí hóa chất vận hành trong quá trình xử lý nước, CHỈ VỚI TỪ 2 USD nhận ngay 1000 gram
POLYMER NANO GREEN.

Hình 6: Hóa chất Polymer Nano GREEn mới
Quý khách hàng liên hệ để được tư vấn và đặt mua hàng CÔNG TY TNHHH MÔI TRƯỜNG TẦM
NHÌN XANH GREE
GREE cam kết đem đến sản phẩm chất lượng – giá cả phải chăng - chất lượng phục vụ tận tình –
tiết kiệm chi phí cho khách hàng – và tư vấn và hướng dẫn sử dụng hoàn toàn miễn phí
Địa chỉ: 130 Nguyễn Công Trứ, P. Nguyễn Thái Bình, Q.1, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0981687909 - 0988557646
Email: kinhdoanh@gree-vn.com
Website: http://www.gree-vn.com/cong-nghe-xu-ly-nuoc-thai-GREE
Xem thêm về Công nghệ xử lý nước thải của công ty môi trường KWI
Tag: Công ty môi trường, xử lý nước thải, xử lý khí thải

Đăng bởi 1234Nats
avatar
Giá
Liên hệ để nhận giá tốt
Điện thoại
0988557646
Địa chỉ
Quận 1
Hồ Chí Minh