SỬA CHỮA ĐẦU DÒ SIÊU ÂM, MÀN HÌNH SIÊU ÂM, DÂY NỘI SOI...
Máy siêu âm được cấu tạo bởi 5 bộ phận chính đó là: đầu dò siêu âm, hệ thống
xử lý tín hiệu, hệ
thống nhập liệu tương tác, màn hình hiển thị và máy in. Thật không phải nói quá
khi nói rằng đầu
dò siêu âm là thiết bị quan trọng nhất của máy siêu âm. Đầu dò là thiết bị được
sử dụng nhiều
nhất nên không thể tránh khỏi tình trạng gặp lỗi, hỏng hóc. Hôm nay, Hùng Phát
Co.,Ltd xin được
chia sẻ các lỗi thường gặp của đầu dò siêu âm mà các bạn nên biết.

CÔNG TY THIẾT BỊ Y TẾ HÙNG PHÁT

I. NGUYÊN LÍ CHUNG CỦA ĐẦU DÒ SIÊU ÂM


Đầu dò có nhiệm vụ phát chùm tia siêu âm vào trong cơ thể và thu nhận chùm
tia siêu âm phản xạ
quay về. Dựa trên nguyên lý áp điện của Pierre Curie và Paul Curie phát minh
năm 1880 người ta
có thể chế tạo được các đầu dò siêu âm đáp ứng được các yêu cầu trên. Hiệu
ứng áp điện có tính
thuận nghịch: Khi nén và dãn tinh thể thạch anh theo một phương nhất định thì
trên bề mặt của
tinh thể theo phương vuông góc với lực kéo, dãn sẽ xuất hiện những điện tích
trái dấu và một
dòng điện được tạo thành, chiều của dòng điện thay đổi theo lực kéo hoặc dãn.
Ngược lại khi cho
một dòng điện xoay chiều chạy qua tinh thể thạch anh, tinh thể sẽ bị nén và dãn
liên tục theo tần
số dòng điện và tạo thành dao động cơ học. Như vậy, hiệu ứng áp điện rất thích
hợp để chế tạo
đầu dò siêu âm.

II. PHÂN LOẠI ĐẦU DÒ SIÊU ÂM
Theo chức năng thăm khám:
Đầu dò siêu âm 2D tổng quát, ổ bụng..
Đầu dò siêu âm chuyên khoa : Tim, sản, mạch phần nông, trực thàng, thực
quản...
Theo công nghệ
Đầu dò 2D đơn tần số
Đầu dò 2D đa tần số
Đầu dò thể tích 4D
Đầu dò ma trận


III. CẤU TẠO ĐẦU DÒ 2D THÔNG DỤNG VÀ CÁC LỖI THƯỜNG GẶP


CẤU TẠO :

- Thành phần cơ bản của đầu dò siêu âm là các chấn tử. Mỗi chấn tử bao gồm 1
tinh thể được nối
với dòng điện xoay chiều. Khi cho dòng điện chạy qua tinh thể áp điện. Chiều
dày của các tinh thể
càng mỏng tần số càng cao. Vì các tinh thể thạch anh có những hạn chế về mặt
kỹ thuật nên ngày
nay nhiều vật liệu mới như các muối titanat được sử dụng trong công nghệ chế
tạo đầu dò, cho
phép tạo ra những đầu dò có tần số theo yêu của lâm sàng. Đồng thời, trước
kia mỗi đầu dò chỉ
phát 1 tần số cố định, ngày nay bằng công nghệ mới người ta có thể sản xuất
những đầu dò đa
tần, bằng cách cắt các tinh thể thành những mảnh rất nhỏ tứ 100-200µm, sau
đó ngăn 12 cách
chúng bằng một loại vật liệu tổng hợp có độ trở kháng thấp, những đầu dò kiểu
mới có thể phát
với các tần số khác nhau trên 1 dải rộng như 2-4 MHz, thậm chí 3-17MHz...

- Một lớp bảo vệ bên ngoài cùng bằng nhựa dẻo, silicol hoặc vật liệu tránh cản
âm và chống lọt
khí. Mục đích để bảo vệ lớp tinh thể bên trong. Tiếp đến chính là lớp quan trọng
nhất, dễ bị tổn hại
nhất đó là lớp tinh thê chấn tử, kế tiếp nó là lớp áp điện được gắn vào một bảng
mạch kết nối với
dây dẫn tín hiệu đi đến chân cắm đầu dò

2. CÁC LỖI THƯỜNG GẶP
2.1 Bong mặt bảo vệ, chưa rách, thủng:
Nói đúng hơn là có khí lọt vào giữa mặt bảo vệ và bề mặt tinh thể chấn tử, điều
này làm thay đổi
sự đồng đều của phản xạ âm trên toàn mặt đầu dò. Cụ thể là những chỗ bị lọt
khí vào sẽ gây cản
âm. Dẫn tới tín hiệu ở vùng đó rất kém. Ta có thể thấy trên hình ảnh siêu âm có
bóng đen mờ dọc
dỉa quạt, Khi ta ấn mạnh vùng đó xuống vẫn có tín hiệu nhưng yếu

2.2 Nứt hoặc rách mặt bảo vệ :
Cũng như ở trên lớp bảo vệ cũng có khả năng rách, nứt khi lão hóa hoặc tác
động về cơ học,
nhưng mức độ nguy hiểm hơn khi mà trong quá trình siêu âm chấn tử sẽ bị tác
động trực tiếp bởi
gel gốc nước, mồ hôi bệnh nhân,..có thể làm hư hại chấn tử. Nên khi bị tình
trạng như vậy chúng
ta cần phải dán lại bề mặt khác kịp thời và nhanh nhất

Cách giải quyết 2 lỗi trên là bóc toàn bộ và dán lại bề mặt bảo vệ đầu dò bằng
keo chuyên dụng

2.3 Bong, gẫy, chết lớp chấn tử:
Lỗi này thường là lỗi nặng nhất của đầu dò vì đây là lớp quan trọng nhất và chi
phí đắt nhất. Các
lỗi này thường do tác động cơ học làm gẫy vỡ chấn tử. Cũng có thể do chất
lượng chấn tử kém bị
thoái hóa và tự sùi gãy. Tất cả những lỗi trên rất dễ thấy trên hình ảnh là những
vệt đen cố định,
mất hẳn tín hiệu phản hồi.

Để xử lí chỉ còn cách thay hẳn chấn tử mới, bảo dưỡng lại toàn bộ đầu dò và
dán lại keo
2.4 Lỗi đứt cuống dây đầu dò
Trong quá trình siêu âm, phần cổ đầu dò là phần bị tác động nhiều nhất. Chính
vì vậy gây nên sự
đứt gãy một hoặc nhiều các dây cáp tín hiệu. Nhẹ thì sẽ dẫn tới việc nhiễu hình
ảnh. Nặng có thể
gây nên lỗi đánh lửa trên hình ảnh hoặc ảnh hưởng trực tiếp tới các bo cao áp
sau trong máy.

Thông thường lỗi này nhẹ thì gia cố và keo lại phần đứt gãy, nặng thì làm mới
toàn bộ đầu dò
2.5 Lỗi chết rom nhớ của đầu dò:
Mỗi đầu dò thông thường có một IC nhớ để máy nhận dạng về thông tin. Linh
kiện này rất ít khi
hỏng, nhưng cũng có một số trường hợp có thể vẫn bị lỗi. Dẫn đến máy không
thể nhận đầu dò.
Cách thứ nhất có thể xóa và nạp lại tập tin trong nó. Cách thứ 2 là đặt hàng từ
chính hãng.

IV- CẤU TẠO ĐẦU DÒ KHỐI 4D THÔNG DỤNG VÀ CÁC LỖI THƯỜNG GẶP

CÔNG TY THIẾT BỊ Y TẾ HÙNG PHÁT

1. CẤU TẠO
Thực chất đầu dò 4D có nhiều loại: Đầu dò 4D cho tổng quát thường hay thấy
dùng để dựng
hình 4D trong sản khoa. Ngoài ra còn có các đầu dò 4D cho chuyên tim, tuyến
giáp...
Nhưng nguyên lí chung của nó thực chất vẫn là một đầu dò 2D được dịch
chuyển các phương góc
khách nhau để tạo nhiều lát cắt theo dòng thời gian thực. Thực hiện điều này
dựa vào một hệ
thống cơ được điều khiển bằng phần mềm 4D trên máy siêu âm.
Dưới tính toán của thuật toán phần mềm sẽ dựng lại từ các dữ liệu các lát cắt
đưa về thành hình
không gian 3 chiều ( Tương tự như CT, MRI)
Cấu tạo của đầu dò khối bao gồm:
- Bầu dầu
- Dầu
- Đầu dò 2D
- Hệ thống encoder bao gồm: Moto bước, cảm biến
- Dây cáp tín hiệu
- Vỏ bảo vệ
- Chân cắm đầu dò

2. CÁC LỖI THƯỜNG GẶP CỦA ĐẦU DÒ 4D
2.1 Bầu dầu bị thủng, nứt, vỡ làm rò dầu
Do nứt hoặc hở gioăng nên dầu ở bầu dầu bị rò rỉ dẫn tới môi trường phản âm
không đồng nhất,
lỗi này cho hình ảnh lỗi khuyết khi cắt 4D hoặc 2D.
Nếu rách, thủng nhỏ thì bổ sung dầu và dán keo chuyên dụng. Nếu rách lớn thì
phải tháo toàn bộ
đầu dò, thay mặt bảo vệ mới, thay dầu và bảo dưỡng toàn bộ lại đầu dò.

Ngoài ra việc dò dầu có thể không xuất phát từ bao dầu và chính từ trong động
cơ, phía cổ của
đầu dò.

2.2 Lỗi kẹt, hỏng cơ và bộ phận điều khiển
Do cấu tạo bởi một hệ cơ được hoạt động liên tục ( động cơ bước ) nên đầu dò
khối thường bị
các lỗi kẹt, hỏng cơ
đặc biệt là kẹt cơ khi cắt 4D. Nếu hỏng sẽ không cắt được 4D, nếu kẹt sẽ phát
tiêng kêu lục cục,
hình ảnh bị giật ngắt quãng...
Nguyên nhân: có thể do cảm biến hỏng, yếu đi theo thời gian, cũng có thể do
moto bước hỏng
hoặc hoạt động kém, dây tời, bánh răng… Các lỗi này hoàn toàn có thể can
thiệp và sửa chữa
được

2.3 Lỗi bộ phận đầu dò 2D
Vì cấu tạo của đầu dò khối 4D thực chất là đầu dò 2D, di chuyển đi lại để tạo ra
góc quét với nhiều
tọa độ khác nhau nên các lỗi hoàn toàn có thể sảy ra ngay khi đầu dò 2D thông
thường. Tuy nhiên
ít gặp hơn vì được bảo vệ phía trong


2.4 Ngoài ra còn có thể gặp các lỗ khác liên quan
- Lỗi phần mềm xử lý 4D
- Lỗi hoặc tiếp xúc khe cắm đầu dò kém
- Module xử lý 4D trên máy bị lỗi
- Nguồn cấp cho Module 4D lỗi
...




Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY THIẾT BỊ Y TẾ HÙNG PHÁT

Văn phòng: 117 đường số 14, P.8, Q. Gò Vấp, TP.HCM

Điện thoại: 0944.511.221

Zalo: 0944.511.221

Email: hungphatmed@gmail.com

Đăng bởi Mr Hùng
avatar
Giá
1,000 đ
Điện thoại
0944.511.221
Địa chỉ
Quận Gò Vấp
Hồ Chí Minh
Bản đồ đường đi
Bạn sử dụng 2 ngón tay để có thể di chuyển bản đồ (trên thiết bị di động)
Sửa chữa đầu dò siêu âm, màn hình siêu âm, dây nội soi